Thứ năm, 26/12/2024 22:22 (GMT+7)
Thứ sáu, 11/11/2022 18:50 (GMT+7)

Đề nghị áp dụng cách tính đặc thù đối với lĩnh vực y tế

Theo dõi KTMT trên

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung đề nghị áp dụng cách tính đặc thù đối với lĩnh vực y tế, không thể áp dụng cách tính như giá thông thường. Bởi dịch vụ y tế không lợi nhuận và không thể điều hòa, kiểm soát cung cầu hàng hóa thông thường…

Thảo luận tại phiên họp chiều 11/11, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, về dự án Luật Giá (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Thái Bình) đề nghị áp dụng cách tính đặc thù đối với lĩnh vực y tế, không thể áp dụng cách tính như giá thông thường. Bởi dịch vụ y tế không lợi nhuận và không thể điều hòa, kiểm soát cung cầu hàng hóa thông thường và không thể kiểm soát được theo hàng hóa thông thường.

Theo đại biểu Dung phân tích thêm, đối với dịch vụ y tế cũng không thể từ chối bán hàng trong mọi trường hợp. Hơn nữa, dịch vụ y tế rất khó xác định giá trị của thương hiệu, vì các yếu tố hình thành giá có thể bệnh viện hạng 3 có thương hiệu hơn bệnh viện hạng 1 và thương hiệu của bác sỹ hơn của Tiến sỹ, nếu xét về mặt chuyên môn.

Đề nghị áp dụng cách tính đặc thù đối với lĩnh vực y tế - Ảnh 1
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Thái Bình). Ảnh: QH

Cần quy định rất rõ ràng cách tính giữa dịch vụ y tế công và dịch vụ y tế tư nhân, trong đó Bộ Y tế sẽ tính các gói dịch vụ y tế cơ bản và gói dịch vụ y tế nâng cao, đại biểu đề nghị.

Đối với dịch vụ y tế cơ bản, Nhà nước đặt hàng, còn các dịch vụ y tế nâng cao tính giá trị ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, tính giá trị thương hiệu vô hình, khi đó người dân có thể chọn dịch vụ này. Từ những phân tích ở trên, đại biểu Dung đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu chính sách áp dụng cách tính đặc thù trong lĩnh vực y tế.

Tại phiên họp, đại biểu Đinh Thị Phương Lan (Quảng Ngãi) đề nghị cơ quan soạn thảo quan tâm đến quy định về hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, đại biểu Lan đề nghị cần quy định chi tiết một số nguyên tắc, tiêu chí, điều kiện được bình ổn giá. Đặc biệt là đối với mặt hàng xăng dầu thành phẩm, thuốc bảo vệ thực vật nhằm tránh can thiệp quá sâu vào thị trường; đồng thời, đảm bảo định hướng phát triển kinh tế xanh và bền vững. Đồng thời, tiếp tục rà soát các nội dung liên quan đến bình ổn giá để không làm hoặc giảm thiểu ảnh hưởng đến việc đầu tư nâng chất lượng trang thiết bị, vật tư y tế cho khám chữa bệnh.

Bày tỏ đồng tình với nguyên tắc bình ổn giá được quy định tại khoản 1 Điều 20 của dự thảo, tuy nhiên, đại biểu Lan đề nghị cần tiếp tục quy định rõ hơn các tiêu chí để xác định khi nào giá tăng quá cao hoặc quá thấp gây ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh mặt bằng giá thị trường.

Tách quy định về định giá nhà nước riêng, định giá tổ chức, cá nhân riêng để tránh nhầm lẫn

Đại biểu Lại Văn Hoàn (Thái Bình) nhận thấy các nội dung quy định tại Luật Giá (sửa đổi) đã khắc phục được bất cập, hạn chế của Luật Giá năm 2012. Tuy nhiên về phạm vi sửa đổi, đại biểu cho rằng, vấn đề quản lý giá đã được đề cập chủ yếu ở Luật này, song trên thực tế, nhiều đạo luật khác cũng quy định các nội dung về quản lý giá như lĩnh vực đất đai, y tế, đấu thầu, xây dựng. Vì vậy đại biểu Lại Văn Hoàn đề nghị Ban soạn thảo xác định rõ giới hạn, phạm vi điều chỉnh của luật, mối quan hệ với các luật có liên quan.

Đề nghị áp dụng cách tính đặc thù đối với lĩnh vực y tế - Ảnh 2
Đại biểu Lại Văn Hoàn (Thái Bình).  Ảnh: QH

Cùng với đó, đại biểu Hoàn cho rằng, dự thảo Luật chưa đảm bảo tính bao quát một số nội dung quan trọng liên quan trực tiếp đến điều khoản minh bạch trong quản lý giá, chưa quy định rõ  tiêu chí cụ thể về hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá. Căn cứ xác định danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trong các trường hợp tổ chức kinh doanh trên nền tảng số chưa được đề cập và chế độ trách nhiệm trong thẩm định giá nhà nước chưa rõ ràng.

Về giải thích từ ngữ tại Điều 4, đại biểu đề nghị bổ sung khái niệm về “giá trị phi thị trường” vào Điều 4 dự thảo. Bên cạnh đó đại biểu cho rằng, không nên đưa khái niệm “thông đồng về giá, thẩm định giá”.

Về nguyên tắc thẩm định giá tại Điều 23, đại biểu Hoàn đề nghị tách quy định về định giá nhà nước riêng, định giá tổ chức, cá nhân riêng để tránh nhầm lẫn, khó quy định và có thể chỉnh sửa thành thành: Nguyên tắc định giá nhà nước bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất kinh doanh thực tế, lợi nhuận hợp lý theo nguyên tắc phù hợp với mặt bằng chung của thị trường và chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ.

Liên quan đến nguyên tắc định giá của tổ chức, cá nhân bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, chi phí lưu thông thực tế và lợi nhuận kỳ vọng để xác định giá bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra thị trường theo nguyên tắc cạnh tranh cung – cầu. Đồng thời bổ sung quy định về Hội đồng định giá nhà nước, cụ thể vai trò, nhiệm vụ, đối tượng cụ thể để tách biệt với hoạt động của Hội đồng thẩm định giá nhà nước.

Đề cập về giá tham chiếu, đại biểu Hoàn đề nghị chỉnh sửa thành giá tham chiếu là mức giá đại diện của hàng hóa, dịch vụ tại thị trường trong nước và quốc tế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố trên cơ sở dữ liệu quốc gia về giá và kết quả trực tiếp thực hiện khảo sát thông tin thị trường và kết quả tổ chức tư vấn cung cấp đã được thẩm tra để các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng làm căn cứ quyết định giá mua và bán hàng hóa, dịch vụ.

Về hoạt động thẩm định giá tại Điều 43, đại biểu Hoàn đề nghị cần bổ sung lại khái niệm “tài sản thẩm định giá” cho đầy đủ với nhu cầu thực tế về thẩm định giá. Định nghĩa này có thể đưa lên Điều 4 của dự thảo.

Huyền Diệu

Bạn đang đọc bài viết Đề nghị áp dụng cách tính đặc thù đối với lĩnh vực y tế. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Việt Nam đã thành công trong năm 2024
Trong suốt năm 2024 vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã đối mặt với nhiều thách thức bắt nguồn từ căng thẳng địa chính trị toàn cầu, thời tiết bất lợi và tác động của biến đổi khí hậu. Dù vậy, Việt Nam kiên cường vượt qua để tăng trưởng nhanh nhất khu vực.