Thứ bảy, 11/05/2024 18:55 (GMT+7)
Thứ tư, 04/10/2023 16:37 (GMT+7)

Đắk Nông: Ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất theo chuỗi giá trị trong phát triển nông nghiệp

Theo dõi KTMT trên

Với những lợi thế, tiềm năng vốn có, Ðắk Nông xác định nông nghiệp là trụ cột quan trọng của nền kinh tế. Vì vậy, từ Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XII tỉnh luôn hướng đến phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bền vững theo chuỗi giá trị.

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là hướng đitất yếu

Tỉnh Đắk Nông có70% dân số là nông dân, khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp sản xuất nông nghiệp, do đó, phát triển nông nghiệp bền vững luôn là ưu tiên của tỉnh. Việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất không những nâng cao năng xuất, giá trị sản phẩm mà còn giúp nông nghiệp tỉnh Đắk Nông phát triển bền vững, ổn định và nâng tầm giá trị nông sản. Hơn nữa, từ thực tế yêu cầu của thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, Đắk Nông xác định sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) là tất yếu.

Đắk Nông: Ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất theo chuỗi giá trị trong phát triển nông nghiệp - Ảnh 1
Nông sản được bà con trồng trong nhà màng, áp dụng KHCN.

Tại khắp các địa phương,việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang giá trị cao, áp dụng công nghiệp vào sản xuất nông nghiệp đang được người dân ưu tiên thực hiện. Tiêu biểu như bà Bùi Thị Khánh Hòa, ở xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) trồng cà chua leo, cà chua socola, ớt trong trong khu nhà màng 2.000m2. Nhưng điều đặc biệt là khu vườn nhà bà đầu tư NNƯDCNC, áp dụng triệt để quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn.

Vì vậy, bà có thể chủ động được mùa vụ, kiểm soát tốt sâu hại và những tác động bất lợi của thời tiết, kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm nông nghiệp, thời gian thu hoạch của các cây trồng trong nhà màng cũng dài hơn, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình bà. Hiện, mỗi ngày bà thu khoảng 2 tạ ớt; 2 – 3 tạ cà chua. Giá bán giao động từ 50.000 – 100.000 đồng/kg, từ tháng 11/2022 đến nay, bà đã có thu nhập hơn 2,2 tỷ đồng.

Không chỉ trong khâu sản xuất mà trong khâu chế biến khi áp dụng NNƯDCNC cũng tăng năng suất và mang giá trị cao cho sản phẩm. Như chị Tôn Nữ Ngọc Như, xã Đắk Búk So (Tuy Đức), đã đầu tư hơn 500 triệu đồng mua máy sấy, máy tách hạt để chế biến mắc ca, đầu tư thiết kế bao bì, mẫu mã, đóng gói nhằm tối ưu giá trị. Áp dụng NNƯDCNC trong chế biến đã giúp chị tăng giá trị mắc ca lên từ 20 - 35%, đạt OCOP hạng 3 sao. Giúp chị chế biến khoảng 20 tấn mắc ca sấy mỗi năm.

Được biết, hiện tỉnh Đắk Nông đã thành lập 1 khu NNƯDCNC với diện tích 120 ha; công nhận được 4 vùng NNƯDCNC với quy mô trên 2.400,00 ha và 2 doanh nghiệp NNCNC. Toàn tỉnh hiện có trên 85.000 ha ứng dụng một phần công nghệ cao, với sản lượng trên 400.000 tấn/năm... góp phần nâng cao hiệu quả, giảm được nhiều chi phí sản xuất và nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm nông sản.

Đắk Nông: Ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất theo chuỗi giá trị trong phát triển nông nghiệp - Ảnh 2
Dưa lưới trong nhà màng, áp dụng công nghệ cao nên cho quả to, đều, đẹp, chất lượng ổn định.

Việc áp dụng KHCN vào việc sản xuất nông nghiệp vừa là đáp ứng xu thế, vừa mang lại hiệu quả bền vững vậy. Vì vậy, sở KHCN tỉnh Đắk Nông đã thực hiện 6 dự án thử nghiệm, chuyển giao KHCN vào sản xuất nông nghiệp trên nhiều loại cây trồng như cà phê, hồ tiêu, lúa, hoa, rau, quả... Sở NN-PTNT triển khai 6 dự án; 8 đề tài, dự án khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp. Các dự án đã ứng dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật, công nghệ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho người dân.

“Điều quan trọng trong phát triển NNƯDCNC đó là con người. Do đó, muốn thay đổi tư duy sản xuất truyền thống sang sản xuất kinh tế nông nghiệp thì cần xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ cho người nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp”, ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông chia sẻ.

Hướng đến hình thành các chuỗi nông sản giá trị cao

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, nông sản Đắk Nông nhiều lợi thế, thế nhưng việc áp dụng KHCN thôi là chưa đủ, vì sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, sức cạnh tranh thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa tập trung. Nông sản tỷ lệ qua chế biến sâu không đáng kể, thiếu liên kết theo chuỗi giá trị, liên kết vùng. Nên, muốn nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, Đắk Nông phải xây dựng được chuỗi liên kết giá trị. 

Đắk Nông: Ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất theo chuỗi giá trị trong phát triển nông nghiệp - Ảnh 3
HTX Đắk Nông mong muốn sản xuất các nông sản hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế.

Minh chứng cho việc hợp tác, liên kết các chuỗi giá trị tạo ra nhiều lợi thế trong sản xuất, đó là việc thành lập các Hợp tác xã (HTX). Bởi đây không chỉ là nơi tập hợp những người nông dân mà còn là nơi sản xuất theo các tiêu chí quy trình kỹ thuật như VietGap, Global Gap, hữu cơ…hướng đến chế biến, chế biến sâu, từ đó nâng cao đời sống nông dân và thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn. 

Điển hình như hợp tác xã HTX Nông nghiệp Hoàng Nguyên sau 5 năm thành lập, nay HTX đã trực tiếp xuất khẩu sản phẩm sang châu Âu, châu Mỹ với vùng nguyên liệu trên 195 ha hồ tiêu. Diện tích hồ tiêu này đều đạt chứng nhận hữu cơ của Nhật Bản, Mỹ, EU, Canada; đạt OCOP hạng 3 sao. Giúp người dân phát triển bền vững, đầu ra ổn định, thậm chí giúp bà con giảm thiểu rủi ro, tăng hiệu quả kinh tế.

Theo báo cáo, tỉnh Đắk Nông hiện có 271 HTX, tổng vốn điều lệ của các HTX ở Đắk Nông khoảng 243 tỉ đồng và tổng số thành viên, thành viên liên kết tại các HTX trên 16.000 người. Các HTX tạo việc làm thường xuyên cho trên 7.900 lao động trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, xây dựng, giao thông vận tải...

Chính vì vậy, việc phát triển mạnh kinh tế tập thể, phát huy vai trò liên kết trong sản xuất nông nghiệp luôn được UBND tỉnh Đắk Nông chú trọng khi ban hành nhiều chương trình, đề án, kế hoạch, cơ chế chính sách để đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển liên kết sản xuất.

Trong đó, đặc biệt chú trọng đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế hợp tác; thúc đẩy liên kết chặt chẽ theo chuỗi giá trị tại các vùng sản xuất tập trung; chuyển đổi mạnh mẽ từ các “chuỗi cung ứng nông sản" sang phát triển các “chuỗi giá trị ngành hàng”.

Về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trọng Yên nhấn mạnh, việc xây dựng các chuỗi giá trị, trong đó xác định hợp tác xã là trung tâm và các hộ dân, tổ hợp tác kết nối với doanh nghiệp; đồng thời cần có sự hỗ trợ giữa nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học. Các hợp tác xã phải kết hợp với nhau để tạo chuỗi giá trị

Còn theo PGS.TS Trần Đình Thiên cho hay: “Chuỗi này không hàm nghĩa chỉ có nông nghiệp, mà đây còn là chuỗi liên quan đến nông nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ phân phối sau này. Như vậy, lợi ích về giá trị gia tăng cho Đắk Nông nói chung, giá trị nông sản nói riêng sẽ tăng nhiều hơn”.

Uy Đạt

Bạn đang đọc bài viết Đắk Nông: Ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất theo chuỗi giá trị trong phát triển nông nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Saigon Glory bị xử phạt
Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã công bố quyết định xử phạt đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Saigon Glory, số tiền phạt 92,5 triệu đồng vì không gửi nội dung công bố thông tin cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Tin mới

Thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững cho 3 tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Tiền Giang
Chiều 10/5, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị dẫn đầu Đoàn công tác của Chính phủ đã làm việc với lãnh đạo 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Saigon Glory bị xử phạt
Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã công bố quyết định xử phạt đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Saigon Glory, số tiền phạt 92,5 triệu đồng vì không gửi nội dung công bố thông tin cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.