Chủ nhật, 24/11/2024 13:31 (GMT+7)
Thứ bảy, 27/07/2024 17:00 (GMT+7)

Cuộc đua sở hữu uranium được làm giàu đang nóng lên

Theo dõi KTMT trên

Thế giới sẽ trải qua “cơn sốt uranium”. Một số nước đang cạnh tranh giành được nguồn tài nguyên quan trọng này, những nước khác thì tìm cách gây ảnh hưởng bằng cách giành quyền kiểm soát nguồn cung.

Cuộc đua sở hữu uranium được làm giàu đang nóng lên - Ảnh 1
"Cơn sốt" uranium đang nóng lên trên toàn cầu Ảnh: reuters

Thế giới sẽ trải qua “cơn sốt uranium”. Một số nước đang cạnh tranh giành được nguồn tài nguyên quan trọng này, những nước khác thì tìm cách gây ảnh hưởng bằng cách giành quyền kiểm soát nguồn cung.

Nga là nước xuất khẩu khoáng sản uranium chủ chốt của thế giới và đang mở rộng thị phần tại các thị trường lớn. Mặc dù, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đã tuyên bố muốn từ bỏ uranium của Nga, nhưng cho đến nay, đó chỉ là lời nói. Châu Âu đang tăng cường mua hàng, còn Mỹ thì đưa ra lệnh cấm nhập khẩu “không rõ ràng”. Trong khi đó, nhu cầu về kim loại phóng xạ quan trọng này đang tăng lên nhanh chóng và giá của uranium đã trở nên đắt đỏ hơn nhiều.

Theo dự đoán, thế giới sẽ trải qua “cơn sốt uranium”. Một số nước sẽ phải cạnh tranh gay gắt để giành được nguồn tài nguyên quan trọng này, trong khi những nước khác sẽ tăng cường ảnh hưởng bằng cách giành quyền kiểm soát nguồn cung.

Nhu cầu rất lớn

Năm 2023, nhu cầu về uranium đạt mức cao nhất trong ba năm gần nhất. Cả châu Á và châu Âu đều đang theo đuổi các chương trình hạt nhân quy mô lớn, để đáp ứng nhu cầu năng lượng và đảm bảo mục tiêu giảm lượng khí thải carbon dioxide (CO2).

Bà Tatyana Skryl, Phó Giáo sư Khoa Lý thuyết Kinh tế của Đại học Kinh tế Nga Plekhanov, cho biết hiện nay có hơn 60 nhà máy điện hạt nhân đang được xây dựng trên thế giới. Bà nói: “Năng lượng xanh vẫn là chất xúc tác chính cho thị trường hàng hóa. Suy cho cùng, các nhà máy điện hạt nhân sản xuất ra năng lượng ‘sạch’ rẻ nhất. Nga cùng với Trung Quốc và Ấn Độ đang thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp hạt nhân”.

Cuộc xung đột ở Ukraine đã làm nổi bật sự phụ thuộc nặng nề của châu Âu vào nguồn dầu khí của Nga. Tờ The Economist lưu ý rằng điều này đã thúc đẩy ngành công nghiệp hạt nhân và làm tăng mạnh nhu cầu về nhiên liệu hạt nhân.

Ông Nikolai Neplyuev, nhà kinh tế học kiêm chuyên gia trong ngành hóa chất, lưu ý: “Tại hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc (LHQ) về khí hậu quốc tế, các diễn giả đồng ý rằng nếu không có năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình thì quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ không hiệu quả. Đại diện của 20 quốc gia hàng đầu thế giới đã thông qua tuyên bố chung nhằm tăng gấp ba lần sản xuất năng lượng hạt nhân. Điều này thể hiện rõ ràng xu hướng chuyển đổi từ các nguồn năng lượng tái tạo sang năng lượng ít carbon, bao gồm cả năng lượng hạt nhân”.

Những diễn biến trên tô đậm việc phương Tây lại rơi vào một tình trạng phụ thuộc khác vào Nga. Năm 2023, các nước châu Âu (chủ yếu là Anh và Hà Lan) đã mua 253 tấn uranium được làm giàu (công nghệ làm giàu uranium là quá trình làm tăng thành phần U235 trong kim loại hỗn hợp uranium) của Nga với giá 430 triệu euro (466,14 triệu USD). Con số này chiếm 19% tổng nhập khẩu uranium của châu Âu.

Nhiên liệu uranium được làm giàu đã tăng giá rất nhiều. Vào năm 2021, khoáng sản này có giá bán trung bình là 678 euro/kg, đến năm 2022 đã tăng lên thành 1.163 euro/kg và một năm sau đó là 1.713 euro/kg.

Do giá bán cao và nguồn cung phụ thuộc vào Nga, các nhà chức trách châu Âu đang nỗ lực xoay chuyển tình thế. Họ đang tìm kiếm các nhà cung cấp khác, trong đó Kazakhstan nổi lên là một “người chơi” tiềm năng.

Những tuyên bố dừng mua uranium từ Nga

Nhiều nước phương Tây đã công khai tuyên bố dừng mua uranium từ Nga. Vào tháng Năm, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo lệnh cấm mua uranium của Nga, nguồn cung cấp chiếm gần 1/3 lượng nhập khẩu của Mỹ. Tuy nhiên, trước thời hạn đó, các thương gia Mỹ đã tăng mạnh lượng mua vào.

Năm 2023, Mỹ đã mua tổng cộng 702 tấn uranium với giá 1,2 tỷ USD, một năm trước đó, tổng khối lượng mùa là 588 tấn. Hơn nữa, luật pháp của Mỹ vẫn có các điều khoản cho phép tiếp tục mua nguyên liệu thô từ Moskva nếu việc thay thế nhập khẩu không thành công.

Chuyên gia Neplyuev nhận định: “Họ [Mỹ] đã nhận được tới 1/4 những gì họ cần từ chúng tôi. Họ có kế hoạch thay thế nó theo cách kết hợp: cho đến năm 2028, họ được phép mua uranium của Nga nếu chứng minh được rằng không có lựa chọn thay thế nào. Họ cũng muốn tăng công suất của các nhà máy Urenco ở New Mexico và Đức lên khoảng 15%, nhưng liệu điều này có đủ hay không vẫn là một câu hỏi lớn”.

Bà Maria Girich, chuyên gia tại Trung tâm Nga-OECD IEI của Học viện Tổng thống, cho biết thêm, đối với uranium được làm giàu thấp chất lượng cao, tập đoàn Rosatom của Nga vẫn là nhà cung cấp duy nhất ở Mỹ, lên tới 99% tổng nhập khẩu.

Washington cũng đang hối thúc EU, nhưng Brussels chưa áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với lĩnh vực hạt nhân của Nga do Pháp và Hungary không đồng tình trong vấn đề này.

Chuyên gia Girich giải thích: “Sự từ chối của Hungary liên quan đến tổ máy thứ năm và thứ sáu của nhà máy điện hạt nhân Paks với các lò phản ứng dựa trên công nghệ VVER-1200 của Nga. Theo nhiều nguồn tin, trạm này sản xuất từ 40% đến 50% năng lượng trong nước. Vào năm 2014, việc xây dựng được tài trợ 80% nhờ các khoản vay từ ngân hàng của Nga (10 tỷ euro), khoản tiền này phải được hoàn trả trước năm 2046. Hơn nữa, việc xây dựng Paks-2 đã bắt đầu do tập đoàn Pháp-Đức Framatome-Siemens tham gia. Đây là dự án với tư cách là nhà thầu phụ dưới sự lãnh đạo của công ty Rosatom. Một công ty khác của Pháp là EDF thì cung cấp tua-bin cho tổ máy điện”.

Vai trò thống trị về uranium được làm giàu của Nga

Mặc dù là nước sản xuất uranium chính của thế giới, nhưng Nga chỉ đứng ở vị trí thứ sáu với thị phần chỉ hơn 5%. Khoảng 45% sản lượng uranium của thế giới đến từ Kazakhstan. Con số này gần gấp ba lần so với Canada, nhà cung cấp uranium lớn thứ hai. Theo báo cáo của The Economist, uranium của Kazakhstan chiếm 25% lượng nhập khẩu của Mỹ và gần 2/3 lượng nhập khẩu của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Nga lại là quốc gia dẫn đầu về uranium được làm giàu. Năm ngoái Nga đã xuất khẩu 2,7 tỷ USD loại khoáng sản này. Theo Enrichment Market Outlook, đến năm 2035, Moskva sẽ cung cấp tới 30% nguồn cung toàn cầu. Ngoài ra, một phần đáng kể công suất ở Kazakhstan, cũng như Uzbekistan (7,2% sản lượng toàn cầu) thuộc về các công ty Nga.

Ông Mikhail Khachaturyan, Phó Giáo sư khoa Phát triển chiến lược và đổi mới của Đại học Tài chính Nga, cho biết: “Điều này cho phép Nga tác động đến giá cả [uranium] thông qua một số hạn chế nhỏ đối với việc bán hàng và ký kết các hợp đồng có lợi nhất, chẳng hạn như với Trung Quốc hoặc Brazil, chứ không phải với Mỹ và EU”.

Bắc Kinh cũng đang cố gắng giành được chỗ đứng ở Kazakhstan. Tập đoàn Uranium Quốc gia Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước đã ký thỏa thuận thành lập một số liên doanh khai thác mỏ với các nhà khai thác địa phương. Các cuộc đàm phán cũng đang được tiến hành để phát triển các tuyến giao thông với Thượng Hải để vận chuyển nguyên liệu thô.

Cạnh tranh gay gắt

Nhu cầu sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới và những người tiêu dùng lớn, bao gồm Mỹ, Pháp và Trung Quốc, sẽ phải cạnh tranh gay gắt để giành nguồn cung uranium được làm giàu

Phó Giáo sư Khachaturyan khẳng định: “Pháp, quốc gia đã mất khả năng tiếp cận các mỏ uranium ở Niger, cũng sẽ mất Namibia trong tương lai gần. Điều này sẽ làm tăng tính cạnh tranh và làm tăng giá”.

Nhìn chung, Nga lại đang gia tăng ảnh hưởng đối với các nhà sản xuất chủ chốt và kiểm soát nguồn cung, cũng như bổ sung thêm các thị trường mới. Ngoài Trung Quốc, còn có Ấn Độ, các nước Trung Đông và Bắc Phi.

Bà Girich cho biết, Rosatom đang xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Bangladesh, Trung Quốc, Hungary, Ai Cập, tổng cộng 34 lò phản ứng ở nước ngoài. Trên thực tế, đây cũng là những thị trường mới. Theo nhiều nguồn tin khác nhau, hiện có khoảng 30 quốc gia với khoảng 440 nhà máy điện hạt nhân nhập khẩu nguyên liệu uranium từ Nga.

Theo TTXVN

Bạn đang đọc bài viết Cuộc đua sở hữu uranium được làm giàu đang nóng lên. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới