Thứ sáu, 22/11/2024 19:44 (GMT+7)
Thứ ba, 22/03/2022 13:00 (GMT+7)

Cuộc "bùng nổ" mới của bất động sản nghỉ dưỡng nhờ "ăn theo" du lịch

Theo dõi KTMT trên

Với sự hấp dẫn vốn có cả về hiệu quả sinh lời cũng như vị trí địa lý, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng Việt Nam được dự báo sẽ “bùng nổ” trong năm 2022 nhờ "ăn theo" du lịch.

 Sẽ sớm hồi sinh nhờ mở cửa du lịch

Du lịch mở cửa từ ngày 15/3 vừa qua đã mở ra những cơ hội mới cho sự phục hồi của phân khúc bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng. Theo đó, sau gần 2 năm đóng cửa "ngành du lịch", Việt Nam đã chào đón những du khách quốc tế đầu tiên. Các đường bay quốc tế được nối lại, kết nối các quốc gia và vùng lãnh thổ như Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Úc, Đức, Nga, Pháp, Anh, Malaysia..., là lực đẩy quan trọng giúp ngành du lịch phục hồi.

SSI Research đã chỉ ra  trong báo cáo mới đây, hàng loạt tín hiệu tích cực như tỷ lệ tiêm chủng vaccine của Việt Nam với 88,5% dân số tiêm đủ mũi 2. Điều này khiến số ca nhiễm nặng giảm dần và tạo điều kiện cho Việt Nam tái mở cửa nền kinh tế. Ngành du lịch cũng không nằm ngoài xu hướng kể trên.

Cuộc "bùng nổ" mới của bất động sản nghỉ dưỡng nhờ "ăn theo" du lịch - Ảnh 1
BĐS nghỉ dưỡng được "hồi sinh" nhờ mở cửa du lịch. (Ảnh minh họa)

Khi ngành du lịch khởi sắc, công suất thuê phòng sẽ hồi phục theo sự gia tăng của khách du lịch. Kéo theo đó, thị trường BĐS nghỉ dưỡng cũng được "hồi sinh", theo SSI Research cho biết.

Theo thống kê, các chuyên gia Nhật Bản và Hàn Quốc là khách thuê chính tại các căn hộ dịch vụ hạng A, với 79% thị phần trong nửa đầu 2021 và tăng lên 84% trong hai quý còn lại của năm. Tín hiệu này cho thấy sự tin tưởng của các nhà đầu tư vào khả năng bật dậy của ngành.

Chuyên gia Trần Khánh Quang đánh giá nguồn khách quốc tế có vai trò như một đòn bẩy mạnh mẽ cho sự bật dậy của thị trường du lịch nước ta. Chính sách mở cửa đi lại giữa Việt Nam và các nước khác cũng sẽ giúp thị trường BĐS trở nên sôi động hơn, không chỉ ở phân khúc khách sạn, nghỉ dưỡng mà còn ở phân khúc căn hộ dịch vụ.

Cuộc "bùng nổ" mới của bất động sản nghỉ dưỡng nhờ "ăn theo" du lịch - Ảnh 2
Chuyên gia Trần Khánh Quang.

Ông Neil MacGregor - Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam nhận định: "Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh mẽ chảy vào Việt Nam trong năm qua phần nào khẳng định số lượng lớn các chuyên gia quốc tế đang và sẽ làm việc tại đây. Đường bay quốc tế được nối lại hoạt động, họ sẽ đến Việt Nam để công tác dài hạn, góp phần đưa phân khúc căn hộ dịch vụ quay trở lại đà tăng trưởng như trước".

Cuộc "bùng nổ" mới của bất động sản nghỉ dưỡng nhờ "ăn theo" du lịch - Ảnh 3
Ông Neil MacGrego, Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam.

BĐS du lịch được dự báo một cuộc "bùng nổ" mới

Nói về thị trường BĐS du lịch nghỉ dưỡng hơn 2 năm qua bị tác động kép bởi pháp lý cho loại hình này cũng như đại dịch Covid-19. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho hoạt động du lịch mở cửa trở lại, quyết định này tác động đến thị trường BĐS du lịch nghỉ dưỡng như thế nào, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho hay:

Nói chung, vấn đề pháp lý và Covid-19 gây khó khăn cho thị trường BĐS rất nhiều. Tuy nhiên, với BĐS du lịch nghỉ dưỡng mặc dù bị tác động kép, nhưng không vì thế mà dừng lại. Bởi phát triển du lịch là một trong những chủ trương của Chính phủ, các địa phương và doanh nghiệp đang hưởng ứng chủ trương đó, nhằm tạo ra ngành mũi nhọn là phát triển kinh tế du lịch, đưa Việt Nam trở thành cường quốc du lịch. Lúc đó hạ tầng, BĐS du lịch trở nên vô cùng lớn.

Do vậy, những khó khăn từ pháp lý và Covid-19 chỉ mang tính cản trở nhỏ, nó không cản trở bước đi của ngành kinh tế du lịch, đặc biệt là hạ tầng du lịch trong đó BĐS du lịch nghỉ dưỡng là căn bản.

Cuộc "bùng nổ" mới của bất động sản nghỉ dưỡng nhờ "ăn theo" du lịch - Ảnh 4
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam.

Thời gian vừa qua có một khó khăn đó là khai thác du lịch, khai thác các sản phẩm bất động sản du lịch, có những nhà đầu tư nhỏ lẻ bỏ cuộc và có những chủ đầu tư sức khoẻ yếu buộc phải chuyển nhượng lại cho các đối tác mạnh.

Đến thời điểm này, quan điểm của Chính phủ cho hoạt động du lịch mở cửa trở lại là lời khẳng định từ cấp Trung ương đến địa phương đã có giải pháp kiểm soát dịch. Điều này rõ ràng tạo niềm tin khai thác kinh doanh trở lại, sẽ tạo ra sự hứng phấn, kích thích tinh thần cho nhà đầu tư.

Còn vấn đề đâu là yếu tố để có thể tạo nên sự hấp dẫn của BĐS du lịch nghỉ dưỡng, liệu đây có phải kênh đầu tư sinh lời và giữ tiền trong bối cảnh “bóng ma” lạm phát, vật giá leo thang, ông Nguyễn Văn Đính chia sẻ:

BĐS du lịch nghỉ dưỡng trong 2 năm vừa qua mặc dù khó khăn nhưng các chủ đầu tư vẫn miệt mài phát triển, khó có nhà đầu tư nhỏ lẻ nào bỏ cuộc, chỉ có cạn vốn chuyển nhượng lại, và ai hé ra nhu cầu chuyển nhượng lập tức có nhà đầu tư khác nhảy vào.

Tôi có thể khẳng định sản phẩm BĐS này có lợi thế và tiềm năng phát triển tốt. Bản chất khi đưa hạ tầng du lịch gắn với ngành kinh tế mũi nhọn chắc chắn sẽ sinh lợi lớn giá trị trong tương lai, cho khai thác kinh doanh hiệu quả và bền vững. Hơn nữa, nhà đầu tư sở hữu BĐS nghỉ dưỡng cũng thể hiện đẳng cấp của họ và họ có thể tận hưởng bất cứ lúc nào họ thích. Đây chính là những điểm hấp dẫn nhà đầu tư.

BĐS du lịch trong 2 năm khó khăn ở những vùng nào mà có những lợi thế, có dự án có thương hiệu, chủ đầu tư đẳng cấp vẫn bán được. Đặc biệt, nhà đầu tư soi xét khả năng đầu tư, khả năng lợi nhuận, tương lai khai thác của dự án đó như thế nào để họ đầu tư vào. Đơn cử như bất động sản du lịch tại Quảng Ninh, Thanh Hoá, Bình Thuận, Phú Quốc, Vũng Tàu… không lúc nào ế mà giá vẫn tăng, thị trường vẫn bùng nổ.

Mặt khác, so sánh với các nước trong khu vực, cùng chủng loại, cùng phân khúc nhưng tại Việt Nam bất động sản du lịch vẫn rẻ hơn Thái Lan, Singapore, Malaysia… Hoặc trên thế giới, có những sản phẩm lên tới hàng triệu USD, còn ở Việt Nam rất ít sản phẩm có giá triệu USD, trong khi đó Việt Nam có hơn 3.000 km bờ biển, nhiều khu vực biển đẹp mang tầm cơ quốc tế. Điều này cho thấy, sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng của Việt Nam hấp dẫn cả về giá, về vị trí địa lý. Nên đây vẫn là kênh đầu tư sinh lời, có tính chất ổn định, bền vững, lâu dài.

BĐS du lịch của Việt Nam sẽ hướng tới đa dạng hoá sản phẩm và mở rộng nhiều dịch vụ đẳng cấp để thu hút khách du lịch, để họ sẵn sàng rút hầu bao ra chi trả.

Các chuyên gia bất động sản nhận định thời gian tới, thị trường BĐS du lịch nghỉ dưỡng có thể phát triển hay không còn phụ thuộc vào tầm nhìn của các chủ đầu tư trong việc đưa ra các chiến lược. Kế hoạch thu hút khách hàng phải mang tính đặc sắc và có sự khác biệt, độc đáo. Các mô hình du lịch phải được thay đổi mới mẻ và kết hợp phát triển đa mục tiêu.

Bùi Hằng

Bạn đang đọc bài viết Cuộc "bùng nổ" mới của bất động sản nghỉ dưỡng nhờ "ăn theo" du lịch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nội sẽ có hơn 30.000 căn hộ mới trong năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì).

Tin mới