Thứ ba, 19/03/2024 15:19 (GMT+7)
Thứ sáu, 09/04/2021 16:52 (GMT+7)

Chai nhựa tái chế: Bước đi mới trong xu hướng tiêu dùng 'xanh'

Theo dõi KTMT trên

Sản phẩm 'sạch' và 'xanh' ngày càng được ưa chuộng khi người tiêu dùng quan tâm hơn đến môi trường. Sau thực phẩm và đồ uống đóng gói bằng bao bì có thể tái sử dụng, hay tự hủy, nay đến lượt nước khoáng dùng chai nhựa tái chế đang được ưa chuộng.

Từ những năm 1990, nhựa PET bắt đầu được các hãng nước giải khát sử dụng ngày càng phổ biến để dần thay thế nhựa PVC - một loại nhựa khó tái chế và có trọng lượng nặng hơn. Nhựa PET khi được tái chế sẽ tạo ra loại nhựa có giá trị cao là rPET dùng cho ngành thực phẩm và đồ uống vì bảo đảm được an toàn vệ sinh. Để tạo ra được nhựa rPET đòi hỏi một quy trình phân loại, thu gom và tái chế rất chặt chẽ. Trong đó, vỏ chai nhựa sau khi sử dụng phải được phân loại từ người tiêu dùng cho đến đơn vị thu gom và tái chế. Bởi vì, nếu sản phẩm đầu vào của quy trình tái chế (tức chai nhựa PET) bị nhiễm bẩn thì không thể tạo ra được loại nhựa rPET chất lượng cao dùng cho thực phẩm. Khi ấy, chai PET sau sử dụng chỉ có thể tái chế thành những sản phẩm có vòng đời tuần hoàn ngắn hơn, như hộp nhựa, thảm hay áo thun.

Nhựa PET được đánh giá là nguyên liệu lý tưởng vì giúp giữ được mùi vị và chất lượng của sản phẩm, đồng thời có trọng lượng rất nhẹ cho nên thuận tiện cho việc vận chuyển và có thể tái chế 100%.

Hiện nay ở Việt Nam chưa nhiều công ty công bố sử dụng loại nhựa này. Trong khi đó, ở nhiều quốc gia trên thế giới, các tập đoàn lớn trong ngành thực phẩm và đồ uống đã có những động thái này từ lâu thông qua những chương trình lớn như Diễn đàn Kinh tế thế giới, các chương trình về biến đổi khí hậu.

PGS.TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế tuần hoàn: “Việc doanh nghiệp sử dụng chai nhựa tái chế cũng là động thái giúp cộng đồng nhìn nhận rằng, chai nhựa sau khi sử dụng vẫn có thể được tái chế thành những sản phẩm hoàn toàn mới. Từ đó, người tiêu dùng có thể thay đổi nhận thức, hành động trong việc thu gom, tái chế cũng như sử dụng vật liệu tái chế. Điều này cũng có tác động lớn đến các doanh nghệp khác khi họ có thể học hỏi, nghiên cứu và ứng dụng một cách phù hợp vật liệu tái chế trong ngành hàng của mình. Nhựa rPET cũng sẽ tạo cơ hội mới cho các ngành công nghiệp bao bì, liên quan đến tái chế. Xu hướng này cũng sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của nhà sản xuất đối với các loại bao bì dùng trong sinh hoạt hằng ngày”.

Sản phẩm thân thiện môi trường lên ngôi

Nếu trước đây, lợi ích đối với sức khỏe, giá cả và niềm tin vào nhãn hàng là những quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng, thì nay có thêm yếu tố “xanh” do lo ngại về tác động đến môi trường. 

Theo một báo cáo của công ty Nielsen Việt Nam, thân thiện với môi trường đã trở thành một trong năm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng Việt. 

Vì thế, không bất ngờ khi các sáng kiến “xanh” vừa ra đời đều được người tiêu dùng đón nhận, từ ống hút tre, ống hút làm từ bột mì… và mới đây là nước khoáng La Vie dùng chai nhựa tái chế. 

Chai nhựa tái chế: Bước đi mới trong xu hướng tiêu dùng 'xanh' - Ảnh 1
Khách hàng chọn mua sản phẩm dùng chai nhựa tái chế để bảo vệ môi trường. 

Đại diện ngành hàng thực phẩm nước của GO!Big C cho biết, hệ thống bán lẻ này thực hiện nhiều chiến dịch khuyến khích khách lựa chọn sản phẩm “xanh” vì sự bền vững của môi trường. Điều đáng mừng, trên toàn hệ thống GO!Big C hiện ghi nhận sự gia tăng doanh số ngày càng lớn của những sản phẩm có bao bì thân thiện môi trường, mà mới nhất là nước khoáng thiên nhiên La Vie dùng chai nhựa tái chế. Có thể thấy tiêu dùng “xanh” đang trở thành một lựa chọn chứ không phải xu hướng nhất thời. 

Nước uống sử dụng chai nhựa tái chế hiện phổ biến tại nhiều thị trường ở Bắc Mỹ và châu Âu. Đây cũng là xu hướng mới trong ngành đồ uống trên thế giới. Vì thế, nhiều hệ thống bán lẻ tại Việt Nam chủ động đưa sản phẩm này đến tay người tiêu dùng. 

Tại Việt Nam, nhựa tái chế hiện khá quen thuộc, nhưng nhựa tái chế dùng cho ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) chỉ mới được sử dụng gần đây. Hiện chính phủ nhiều nước khuyến khích dùng chai nhựa tái chế vì giúp thúc đẩy tỉ lệ chai nhựa được thu gom và tái chế, hạn chế đưa thêm nhựa mới vào môi trường. 

Giới trẻ chuộng chai nhựa tái chế, theo bà Nguyễn Thị Huyền Trang, Trưởng Bộ phận Thu mua tại 7-Eleven, sản phẩm nước khoáng La Vie dùng chai nhựa tái chế hiện có mặt trên toàn hệ thống cửa hàng 7-Eleven. “Chúng tôi nhận thấy khách hàng trẻ là đối tượng đón nhận sản phẩm này nhanh nhất”. 

Mới đây, người mẫu kiêm “travel blogger” Trần Quang Đại chia sẻ, trong những chuyến du lịch ngoại quốc, anh để ý chai nhựa tái chế được người dân, đặc biệt là giới trẻ, ưu tiên dùng ở nhiều nước châu Âu. Họ chủ động bày tỏ ý thức với môi trường, và luôn mong muốn góp một phần nhỏ vào quá trình làm “xanh” Trái Đất.

Tại sao nhựa tái chế an toàn để đựng nước uống?

Theo các chuyên gia, hiện nay có nhiều loại nhựa tái chế. Trong đó, nhựa chứa nhiều tạp chất thường được tái chế thành những sản phẩm, như thau, chậu… 

Ngược lại, nhựa nguyên sinh (như PET, PP) có thể được tái chế thành chai mới dùng trong ngành F&B. Nhờ vào sự phát triển của khoa học và quy trình tái chế nghiêm ngặt, sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh và gần như không khác biệt so với nhựa mới. 

Chai nhựa tái chế: Bước đi mới trong xu hướng tiêu dùng 'xanh' - Ảnh 2
Quy trình tái chế chai nhựa. 

Tại Việt Nam, bất kể chai làm từ nhựa mới hay nhựa tái chế dùng trong ngành F&B đều phải đạt tiêu chuẩn theo “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng nhựa tổng hợp” do Bộ Y tế ban hành (QCVN 12-1:2011/BYT), nên an toàn với người dùng.

Nền kinh tế tuần hoàn được xem là giải pháp cho bao bì sau sử dụng vì vỏ chai nhựa có thể được thu gom và tái chế thành chai hoàn toàn mới và an toàn để sử dụng cho lần tiếp theo. Với mô hình này, chai nhựa không những không bị thải bỏ ra môi trường mà còn trở thành nguồn nguyên liệu giá trị.

Thanh Thúy

Bạn đang đọc bài viết Chai nhựa tái chế: Bước đi mới trong xu hướng tiêu dùng 'xanh'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

TKV phủ xanh bãi thải mỏ với 2.000 ha cây xanh
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) sẽ tăng tốc thực hiện 'Xanh hóa môi trường khai thác mỏ', xây dựng tiêu chí 'Nhà máy trong công viên'. TKV đã trồng hơn 2.000 ha cây xanh trên bãi thải mỏ và riêng vùng Quảng Ninh trên 1.800 ha.
Trụ sở Techcombank đạt chứng nhận LEED Vàng về công trình xanh
Trụ sở Techcombank số 6 Quang Trung, Hà Nội và tòa nhà hội sở 23 Lê Duẩn, TP.HCM vừa được Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (USGBC) trao chứng chỉ LEED Vàng. Để đạt được tiêu chuẩn này các công trình phải đáp ứng được 9 tiêu chí khắt khe nhất của USGBC.

Tin mới

Quảng Nam: Thu hút hơn 20.000 tỉ đồng đầu tư 16 dự án
Tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, UBND tỉnh Quảng Nam đã trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thoả thuận nghiên cứu địa điểm đầu tư cho các nhà đầu tư của 16 dự án.