Thứ sáu, 22/11/2024 20:33 (GMT+7)
Thứ sáu, 10/06/2022 10:45 (GMT+7)

Cần có cơ chế đặc thù khai thác quỹ đất hai bên đường vành đai

Theo dõi KTMT trên

Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, khi tiến hành đấu thầu các dự án này sẽ có được các khu đô thị hiện đại, khai thác nguồn lực và tránh tình trạng phát triển tự phát.

Đồng tình với Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và các ý kiến của nhiều đại biểu về sự cần thiết phải xây dựng đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội và đường Vành đai 3 TP.HCM, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hoàng Văn Cường - Đoàn ĐBQH TP.Hà Nội, nhấn mạnh việc hình thành các tuyến đường này thì nó không chỉ mở rộng không gian phát triển đô thị, giảm đi áp lực về giao thông cho các đô thị trung tâm, đồng thời tạo nên một sự kết nối về không gian phát triển cho cả vùng.

Cần có cơ chế đặc thù khai thác quỹ đất hai bên đường vành đai - Ảnh 1

Cần có cơ chế đặc thù khai thác quỹ đất hai bên đường vành đai. (Ảnh minh họa)

Dại biểu Cường khẳng định, các tuyến đường này khi được xây dựng không chỉ phát triển cho vùng mà còn phát triển cho lưu thông hàng hóa trong cả nước, thì những tuyến đường này đã được đưa vào kế hoạch phát triển ở giai đoạn 2010 và 2020, nhưng do khó khăn nguồn lực cho nên đến thời điểm này mới có điều kiện xem xét. Chính vì vậy, theo đại biểu Hoàng Văn Cường, không có lý do gì trì hoãn thêm nữa.

Cần có cơ chế đặc thù khai thác quỹ đất hai bên đường vành đai - Ảnh 2
Đại biểu Hoàng Văn Cường – Đoàn ĐBQH TP.Hà Nội.  (Ảnh: quochoi)

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, đường Vành đai 4 vùng Thủ đô và đường Vành đai 3 TP.HCM đều là đường cao tốc, nhưng khác hoàn toàn với các tuyến đường cao tốc khác mà đây là cao tốc của vành đai. Cho nên, khi tuyến đường này hình thành thì các lân cận quanh đường sẽ hình thành lên các trung tâm đô thị, các trung tâm thương mại, các trung tâm phân phối. Đây chính là một nguồn lực rất lớn cho quá trình phát triển ở các vùng, đại biểu nêu rõ.

Đại biểu cho biết thêm, thời gian qua, khi mới chỉ nghe dư luận là Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận về tuyến đường này thì giá đất đai ở khu vực này đã sôi động lên và giá tăng lên rất nhiều lần. Đại biểu cho rằng nếu không có biện pháp khai thác thì nguồn lực này nó sẽ bị lãng phí. Do đó, cùng với việc phê duyệt chủ trương xây dựng tuyến đường này, đại biểu đề nghị Chính phủ nên đề xuất với Quốc hội có một cơ chế đặc thù để khai thác nguồn lực này.

Theo đó, cơ chế này được thực hiện theo phương thức là cùng với việc quy hoạch chi tiết xây dựng các tuyến đường vành đai này thì nên quy hoạch đồng thời khu vực hai bên đường này để hình thành nên các khu đô thị hiện đại, các trung tâm thương mại, các trung tâm phân phối, các trung tâm trung chuyển hàng hóa và các hệ thống đường không chỉ là đường song hành mà kể cả các hệ thống đường kết nối trong khu vực.

Đại biểu cho rằng khi tiến hành đấu thầu các dự án này sẽ có được các khu đô thị hiện đại, khai thác nguồn lực và tránh tình trạng phát triển tự phát. Đại biểu Hoàng Văn Cường cũng lưu ý đến công tác giải phóng mặt bằng ngay một lần toàn bộ các phần diện tích đất đai là dự trữ cho phát triển các công trình hạ tầng trong tương lai. Hay về phương thức đầu tư đại biểu đánh giá cao khi Hà Nội kêu gọi được các nhà đầu tư tham gia vào dự án.

Cần có biện pháp bảo đảm không tái lấn chiếm trong giải phóng mặt bằng

Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Hải Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp, bày tỏ thống nhất sự cần thiết của việc đầu tư xây dựng Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội; Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM nhằm cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thông qua và phù hợp với Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, trong đó yêu cầu “khẩn trương chuẩn bị đầu tư, sớm khởi công và cơ bản hoàn thành các dự án đường vành đai 3, 4 của khu vực động lực Hà Nội, TP.HCM”.

Cần có cơ chế đặc thù khai thác quỹ đất hai bên đường vành đai - Ảnh 3
Đại biểu Nguyễn Hải Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp.  (Ảnh: quochoi)

Đối với công tác giải phóng mặt bằng, đại biểu Nguyễn Hải Anh bày tỏ nhất trí với đề xuất của Chính phủ về việc giải phóng mặt bằng theo quy mô mặt cắt ngang hoàn chỉnh một lần đối với cả hai Dự án, cũng như giải phóng mặt bằng hoàn chỉnh với nút giao liên thông. Bởi phương án này sẽ tránh được các tình huống phức tạp, gây mất ổn định đời sống cho người dân khi thực hiện giải phóng còn nhiều lần. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng cần có biện pháp bảo đảm không tái lấn chiếm.

Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị chọn phương án giải phân cách cứng như đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng để đảm bảo tiết kiệm diện tích sử dụng đất, giảm chi phí giải phóng mặt bằng, giảm chi phí, thời gian thi công.

Đại biểu cũng cho rằng, cần có đánh giá tác động việc đầu tư xây dựng Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội đến quy hoạch sử dụng đất quốc gia và kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn đầu mà Quốc hội đã ban hành.

Đại biểu cũng đề nghị rà soát, đánh giá kỹ về dự báo phân bổ lưu lượng xe trên toàn tuyến để có phương án đầu tư các phân đoạn có lưu lượng xe lớn, đảm bảo hiệu quả đầu tư. Cần quy định rõ hơn vai trò, trách nhiệm đầu mối của thành phố Hà Nội, TP.HCM, cơ chế phối hợp của các địa phương và các cơ quan liên quan. Ngoài ra, đối với phân chia các dự án thành phần, đại biểu đề nghị cần có quy định cụ thể về cơ quan có trách nhiệm quản lý, điều phối dự án, xây dựng quy chế quản lý tổng thể dự án.

Bùi Hằng

Bạn đang đọc bài viết Cần có cơ chế đặc thù khai thác quỹ đất hai bên đường vành đai. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nội sẽ có hơn 30.000 căn hộ mới trong năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì).

Tin mới