Thứ năm, 25/04/2024 23:46 (GMT+7)
Thứ bảy, 26/12/2020 06:15 (GMT+7)

Cấm chặt đào rừng chơi Tết là cách ứng xử văn minh với thiên nhiên

Theo dõi KTMT trên

Theo Phó chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, mỗi dịp Tết đến, người dân bỏ chơi đào rừng thì cây sẽ được giữ lại ở miền núi, góp phần phát triển du lịch địa phương và thể hiện cách ứng xử văn minh với thiên nhiên.

Chiều 24/12, tại Hội nghị tổng kết năm 2020, triển khai kế hoạch năm 2021 của ngành nông nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu nghiêm cấm cây đào rừng và các cây rừng khác, đặc biệt là vào dịp Tết sắp tới.

Theo đó, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh: “Tôi yêu cầu tuyệt đối không được chặt cây rừng, hoa đào, các loại cây khác ở núi rừng, nhất là núi rừng Tây Bắc. Thủ tướng tuyên bố, ai mua bán, sử dụng, vận chuyển, tiêu thụ những cây rừng bị chặt phá như vậy là vi phạm. Văn phòng Chính phủ phải có một văn bản cá biệt để chỉ đạo vấn đề này của Thủ tướng. Trên các bờ đê, đường phố, họ cặt cây đào bày la liệt giữa phố, nếu bán không được thì thành củi luôn. Như vậy, làm sao một nông thôn miền núi đẹp nữa”.

Thủ tướng đề nghị các địa phương kiểm soát chặt, ai chặt phá cây rừng, đào rừng mang về thành phố bán sẽ bị xử lý.

Cấm chặt đào rừng chơi Tết là cách ứng xử văn minh với thiên nhiên - Ảnh 1
Đào rừng được trưng bày tại các chợ hoa và dọc đường Hà Nội mỗi dịp gần Tết. 

Liên quan đến vấn đề trên, trao đổi với VietnamNet, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho rằng, cần thiết phải kiểm soát chặt việc chặt phá đào rừng, đào cổ thụ mang về xuôi phục vụ thú chơi cây cảnh ngày Tết của một bộ phận người dân để bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan tự nhiên của nhiều địa phương, để những cây đào rừng quý, có tuổi đời lâu năm không bị chặt phá.

Thực tế, trong luật đã quy định việc cấm chặt phá cây rừng, trong đó có đào rừng, tuy nhiên, việc bảo vệ và quản lý những cây đào rừng còn chưa được quan tâm đúng mức”, ông Tuấn khẳng định.

Thứ trưởng Hà Công Tuấn thừa nhận, vài năm gần đây, nhu cầu chơi đào rừng vào ngày Tết của người dân tăng cao. Để sở hữu được những cành đào rừng đẹp, nhiều người không ngần ngại trả mức giá rất cao nên đào rừng ở vùng Tây Bắc có nguy cơ bị tận diệt.

Theo ông Tuấn, để hạn chế vấn đề này, tiến tới chấm dứt tình trạng chặt phá đào rừng mỗi dịp Tết Nguyên đán phải có sự vào cuộc của cả chính quyền địa phương, quản lý thị trường, lực lượng công an chứ không phải chỉ là việc của lực lượng kiểm lâm.

Cấm chặt đào rừng chơi Tết là cách ứng xử văn minh với thiên nhiên - Ảnh 2
Đào rừng ở vùng Tây Bắc có nguy cơ bị tận diệt.

Trao đổi với Vnexpress, GS Đặng Huy Huỳnh, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, bày tỏ ủng hộ chỉ đạo trên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

"Đây là việc rất thiết thực, bởi mỗi dịp Tết, tôi thấy nhiều người chặt đào rừng mang về thành phố làm ảnh hưởng đến cảnh quan, thiên nhiên miền núi và rất phản cảm. Đào rừng về phố cũng chỉ sống được thời gian ngắn vì không thích nghi với môi trường, khí hậu", GS Huỳnh nêu quan điểm.

"Mỗi dịp Tết đến, người dân bỏ chơi đào rừng thì cây sẽ được giữ lại ở miền núi, góp phần phát triển du lịch địa phương và thể hiện cách ứng xử văn minh với thiên nhiên", ông Huỳnh nói thêm.

Hà Linh

Bạn đang đọc bài viết Cấm chặt đào rừng chơi Tết là cách ứng xử văn minh với thiên nhiên. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hiến giọt máu đào, trao đời sự sống
Đây là chủ đề của chương trình hiến máu tình nguyện, được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức ngày 24/4.