Thứ bảy, 27/07/2024 07:09 (GMT+7)
Thứ tư, 12/01/2022 19:00 (GMT+7)

Bộ TN&MT: Dự thảo trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng tại Nghệ An, Thanh Hóa

Theo dõi KTMT trên

Theo dự thảo, việc chuyển mục đích sử dụng rừng bảo đảm nguyên tắc, điều kiện theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Bộ NN&PTNT đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh Thanh Hóa, HĐND tỉnh Nghệ An.

Theo dự thảo, việc chuyển mục đích sử dụng rừng bảo đảm nguyên tắc, điều kiện theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 1 bộ hồ sơ đến sở NN&PTNT.

Theo đó, Hồ sơ gồm:

1. Văn bản đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng;

Bộ TN&MT: Dự thảo trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng tại Nghệ An, Thanh Hóa - Ảnh 1
Việc chuyển mục đích sử dụng rừng bảo đảm nguyên tắc, điều kiện theo quy định của pháp luật. (Ảnh minh họa)

2. Báo cáo đề xuất dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi kèm theo văn bản thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư: Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư; chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Quyết định đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư công; Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực thực hiện);

3. Tài liệu về đánh giá tác động môi trường của dự án là một trong các tài liệu sau: Đánh giá sơ bộ tác động môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về đầu tư;

4. Báo cáo thuyết minh, bản đồ hiện trạng rừng (tỷ lệ bản đồ 1/2.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng dưới 500 ha, tỷ lệ 1/5.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng từ 500 ha trở lên), kết quả điều tra rừng khu vực đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng  rừng (diện tích rừng, trữ lượng rừng).

Đối với trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, sở NN&PTNT trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng.

Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở NN&PTNT báo cáo UBND cấp tỉnh.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp tỉnh tổ chức thẩm định nội dung trình phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng. Trường hợp kết quả thẩm định không đủ điều kiện, UBND cấp tỉnh trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, UBND cấp tỉnh tổng hợp, trình HĐND cấp tỉnh xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng.

HĐND cấp tỉnh xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy chế làm việc của HĐND cấp tỉnh.

Lan Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Bộ TN&MT: Dự thảo trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng tại Nghệ An, Thanh Hóa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

LỜI ĐIẾU đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Lời điếu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc tại Lễ Truy điệu ngày 26/7/2024.
Thực hành ESG: Không dễ để triển khai!
Dù các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của bộ tiêu chuẩn đo lường các yếu tố liên quan đến định hướng chiến lược và hoạt động phát triển bền vững (ESG) nhưng thực tiễn thực hành lại đang gặp nhiều khó khăn.