Thứ ba, 26/11/2024 23:07 (GMT+7)
Thứ năm, 22/09/2022 08:16 (GMT+7)

Bộ Công Thương hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2022

Theo dõi KTMT trên

Bộ Công Thương đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2022

Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn (Chiến dịch) do Australia khởi xướng, được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc phát động trên phạm vi toàn cầu từ năm 1993 (tổ chức định kỳ vào tuần thứ 3 tháng 9 hằng năm) và đã phát triển quy mô sự kiện môi trường quốc tế thường niên quan trọng, thu hút sự tham gia của hàng trăm quốc gia, hàng triệu lượt người trên toàn cầu thông qua các hoạt động trọng tâm về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Năm 2022, tiếp nối chủ đề đã được Liên Hợp quốc phát động đó là “Cùng hành động để thay đổi thế giới" nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Công văn hướng dẫn số 5352/BTNMT-TTTNMT ngày 12 tháng 9 năm 2022 đề nghị các bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương, các địa phương và cộng đồng cùng chung tay tổ chức các hoạt động thiết thực để bảo vệ môi trường.

Bộ Công Thương hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2022 - Ảnh 1
Bộ Công Thương treo banrol hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2022.

Hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2022, Bộ Công Thương đã có nhiều hoạt động như: phát động và kêu gọi các đơn vị thuộc Bộ tích cực hưởng ứng; treo banrol, poster tại trụ sở làm việc.

Thực hiện theo Công văn hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương kêu gọi các đơn vị thuộc Bộ, tùy tình hình thực tế, có những hoạt động hưởng ứng, tập trung vào các nội dung như:

Triển khai có hiệu quả và tuyên truyền hướng dẫn chi tiết, đưa Luật Bảo vệ môi trường 2020 vào thực tế cuộc sống, trong đó tập trung vào các quy định mới như phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải, lựa chọn các công nghệ chất thải xử lý chất thải phù hợp, ít phát thải ra môi trường, ưu tiên công nghệ xử lý chất thải kết hợp thu hồi năng lượng… Lồng ghép nội dung về kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, phát triển bền vững trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cơ quan.

Kiểm soát, giám sát chặt chẽ khu vực tập trung nhiều nguồn thải tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, điểm nóng về ô nhiễm môi trường…; kiểm soát ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường không khí. Bên cạnh đó, khởi công, xây dựng và bàn giao các dự án, công trình về bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu phục vụ tốt hơn các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh;

Tăng cường nâng cao nhận thức về thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu (gọi tắt là EPR) theo hướng sản xuất các sản phẩm tiết kiệm nguyên liệu, giảm sử dụng các loại nguyên liệu độc hại, khó tái chế, tối ưu hóa thiết kế thuận tiện cho việc thu gom, phân loại và tái chế (thiết kế vì môi trường). Bên cạnh đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với các siêu thị, chuỗi cung ứng thực phẩm, hàng hoá, các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người dân,... trong các hoạt động mua sắm, tiêu dùng để giảm thiểu, hạn chế tối đa sử dụng túi nilông khó phân hủy và các sản phẩm nhựa dùng một lần (như ống hút nhựa, hộp xốp, cốc nhựa…); tăng cường thay thế, sử dụng bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường; thu hồi các sản phẩm thải bỏ, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải, góp phần tạo nền tảng quan trọng cho xây dựng nền kinh tế tuần hoàn;

Các cơ quan truyền thông, báo chí, Đài Phát thanh và Truyền hình các địa phương tăng thời lượng tuyên truyền, truyền thông về bảo vệ môi trường, đặc biệt là các nội dung có liên quan đến kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các hoạt động vì môi trường ... Thực hiện các chương trình truyền thông theo hướng đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, truyền thông phù hợp trên nền tảng công nghệ, phù hợp nhóm đối tượng;

Phát động các phong trào cộng đồng như ra quân làm vệ sinh môi trường; trồng cây; cải thiện, phục hồi môi trường tại các đô thị, khu dân cư và vùng lân cận, nhất là trên các hồ, sông, kênh, rạch… Quan tâm giải quyết những vấn đề môi trường tại địa phương, đơn vị như thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý các loại chất thải phát sinh theo đúng quy định, các vấn đề ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sinh kế người dân;

Phát hiện, nhân rộng các gương điển hình, mô hình, sáng kiến, giải pháp, cách làm hay về bảo vệ môi trường. Khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường.

Ngọc Khánh

Bạn đang đọc bài viết Bộ Công Thương hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2022. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới

Masan 2024: Tích cực với mảng cốt lõi tiêu dùng bán lẻ
Năm 2024 là một năm đầy thách thức đối với nền kinh tế xã hội Việt Nam, mặc dù được đánh giá tốc độ phục hồi không quá nhanh nhưng thị trường tiêu dùng bán lẻ đã bước đầu có những tín hiệu khả quan và dự báo có tiềm năng bứt phá hơn trong thời gian tới.