Nhiều dự án điện gió ở tỉnh Bình Thuận nằm trên khu vực mỏ titan nên chưa được giao và cho thuê đất.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tuấn Phong vừa chủ trì buổi làm việc với một số Sở, ngành và đại diện Hiệp hội Điện gió và Mặt trời tỉnh tháo gỡ vướng mắc liên quan đến thủ tục đất đai các dự án điện gió trong khu vực dự trữ khoáng sản titan.
Theo kiến nghị của Hiệp hội Điện gió và Mặt trời Bình Thuận, hiện nay một số chủ đầu tư các dự án điện gió (đã được UBND tỉnh Bình Thuận cấp Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư) đang hoàn thành các thủ tục đầu tư, hoàn thành đóng điện, đưa vào vận hành các dự án trước ngày 1/11/2021, nhằm hưởng chính sách giá điện theo quy định tại Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg.
Tuy nhiên, việc hoàn thiện các thủ tục liên quan đến đất đai của một số dự án đang gặp vướng mắc do khu đất các dự án diện gió nằm trong khu vực dự trữ khoáng sản titan nên chưa được xem xét, chấp thuận giao đất, cho thuê đất.
Hiệp hội Điện gió và Mặt trời Bình Thuận kiến nghị UBND tỉnh hỗ trợ tháo gỡ các vướng mắc để các nhà đầu tư tiếp tục thực hiện hoàn thành thủ tục đầu tư, hoàn thành dự án.
Trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư vận hành dự án, Chủ dầu tư cam kết thực hiện đúng quy định tại Nghị định 51 của Chính phủ, tuân thủ các quy định về bảo vệ tài nguyên khoảng sản, bảo đảm hoạt động đầu tư không ảnh hưởng đến dự trữ khoảng sản titan.
Tính đến tháng 1/2021, UBND tỉnh Bình Thuận đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 12 dự án điện gió trên địa bàn. Trong số này, ghi nhận 2 dự án được Thủ tướng có văn bản cho phép đầu tư trong khu vực dự trữ titan.
Trường hợp đầu tiên là dự án điện gió Hòa Thắng 1.2 (công suất 100 MW, vốn đầu tư 4.736 tỉ đồng, đặt tại xã Hòa Thắng, thị trấn Chợ Lầu) do Công ty cổ phần Năng lượng Hòa Thắng (trực thuộc Vietracimex) làm chủ đầu tư. Dự án đã được quyết định chủ trương đầu tư vào tháng 4/2017, điều chỉnh chủ trương vào tháng 1/2019.
Tương tự, dự án điện gió Thái Hòa (Hòa Thắng 4) có công suất 90 MW, tổng mức đầu tư 3.879 tỉ đồng, do Công ty cổ phần Năng lượng Pacific – Bình Thuận làm chủ đầu tư. Dự án được quyết định chủ trương đầu tư vào tháng 4/2017, điều chỉnh chủ trương vào tháng 6/2019.
Qua kiến nghị của Hiệp hội Điện gió và Mặt trời Bình Thuận, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tuấn Phong yêu cầu các sở, ngành liên quan tháo gỡ khó khăn để Chủ đầu tư các dự án điện gió hoàn thành các thủ tục đầu tư, sớm đưa vào vận hành các dự án.
Đồng thời, ông Lê Tuấn Phong giao Sở KH&ĐT phối hợp với Sở TN&MT rà soát lại quyết định chủ trương đầu tư của các dự án, hướng dẫn các Chủ đầu tư điều chỉnh thủ tục liên quan theo quy định của Nghị định 51.
Đối với các nhóm dự án khác chồng lấn với khu vực dự trữ khoáng sản titan, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận giao Sở TN&MT tiếp tục xin ý kiến Bộ TN&MT để có hướng dẫn cụ thể trong triển khai thực hiện.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 4561/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2024 về việc thành lập Hội đồng thẩm định Bảng giá đất tỉnh Thanh Hóa (gọi tắt là Hội đồng).
UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành công văn chỉ đạo tăng cường, siết chặt công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn trong bối cảnh hoạt động khai thác khoáng sản vẫn còn xảy ra vi phạm.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản gửi các đơn vị liên quan về việc chưa chấp thuận đưa mỏ cát số 26 ở xã Ninh Khang, huyện Vĩnh Lộc và xã Quý Lộc, huyện Yên Định vào kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Ngày 5/11, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa 14, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc kỳ họp thứ 22. Tại kỳ họp, UBND tỉnh đã thông qua việc thu hồi đất của 30 dự án, công trình trên địa bàn với tổng diện tích hơn 80ha.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định về việc cho phép trả lại giấy phép khai thác khoáng sản và đóng cửa mỏ đất làm vật liệu san lấp và thu hồi khoáng sản đi kèm tại xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh.
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Khai thác mỏ cát số 177 lòng sông Mã tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước của Công ty CP Xây dựng Hạ tầng Hồng Kỳ.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản giao sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu và tham mưu việc đề nghị tận thu, vận chuyển đất thừa trong quá trình thực hiện dự án trên địa bàn huyện Thường Xuân.
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.
Dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá sẽ vận hành thử vào đầu tháng 12/2024. Đây là dự án có quy mô lớn, kỳ vọng sẽ làm hồi sinh các dòng sông chết tại Hà Nội.
Sáng 22/11, Cụm thi đua Liên đoàn Lao động 5 tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng tổ chức tổng kết phong trào thi đua năm 2024; ký kết giao ước thi đua năm 2025.
Rạng sáng ngày 23/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
Dự án cầu vượt sông Thái Bình tại Hải Dương sẽ được thiết kế, thi công theo kiến trúc “Cánh cò” của Công ty tư vấn công trình Châu Á Thái Bình Dương. Đây là phương án đoạt giải nhất trong cuộc thi tuyển kiến trúc xây dựng cầu vượt này.
WB cho rằng, Việt Nam rất cần chuyển đổi sang nền sản xuất sạch hơn để vừa đáp ứng các cam kết về khí hậu, vừa duy trì được năng lực cạnh tranh toàn cầu.
(Chinhphu.vn) - Nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thấy sự cần thiết phải ban hành chính sách xanh, tích hợp các mục tiêu môi trường trong hoạch định chính sách kinh tế.
Dự báo từ nay đến ngày 25/11, các tỉnh miền Bắc vẫn tiếp tục duy trì thời tiết rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, trời hanh khô, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn.
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Tại thành phố đông dân nhất ở Ấn Độ, lớp sương mù trắng xóa khiến ngày biến thành đêm, che khuất tầm nhìn của người đi lại, phương tiện và làm gián đoạn các chuyến bay tại quốc gia này.
Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và du khách dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, các hãng hàng không trong nước sẽ tăng tải thêm một số chuyến bay nội địa.