Thứ năm, 03/04/2025 16:24 (GMT+7)
Thứ bảy, 28/08/2021 09:58 (GMT+7)

Bình Thuận: Kiểm soát thực trạng khai thác, tiêu thụ khoáng sản trái phép

Theo dõi KTMT trên

Trong 2 tháng gần đây, tỉnh Bình Thuận nhiều vi phạm liên quan đến khoáng sản. Tuy nhiên, thực tế nhiều địa phương trong tỉnh hiện nay vẫn chưa thể kiểm soát triệt để tình trạng khai thác và tiêu thụ khoáng sản trái phép.

Kiểm tra nhiều "điểm nóng" khoáng sản

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Phan Văn Đăng mới đây đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các huyện Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Tân và thị xã La Gi để nghe báo cáo về tình hình kiểm tra, xử lý tình trạng khai thác, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản trái phép theo Thông báo số 146 ngày 29/6/2021 của UBND tỉnh. Tham dự tại điểm cầu UBND tỉnh có đại diện lãnh đạo các Sở, ngành liên quan.

Gần 2 tháng sau khi UBND tỉnh Bình Thuận ra Thông báo số 146, các Sở, ngành và các địa phương phía Nam đã vào cuộc kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng khai thác, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản trái phép và đã đem lại một số kết quả bước đầu, từng bước kiểm soát được tình hình. 

Bình Thuận: Kiểm soát thực trạng khai thác, tiêu thụ khoáng sản trái phép - Ảnh 1
Một điểm khai thác khoáng sản ở tỉnh Bình Thuận.

Ngành chức năng đã khẩn trương cấp giấy phép khai thác cho các đơn vị có đủ năng lực; Kiện toàn đoàn kiểm tra liên ngành; Tiến hành 4 cuộc kiểm tra tình hình khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép tại công trình 719B, khai thác đất sỏi tại khu quân sự Hàm Thuận Nam… Đồng thời, kiểm tra, thanh tra các công trình, dự án xây dựng lớn trên địa bàn tỉnh. Trong đó có Công ty 577 tại thị xã La Gi.

Đặc biệt là tiếp tục kiểm tra, kiểm soát tại các khu vực khai thác, tiêu thụ khoáng sản trái phép tại vùng giáp ranh Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và thị xã La Gi. Đây là những vị trí phức tạp mà ông Đăng đã đến kiểm tra hiện trường hồi giữa tháng 6/2021. 

Trong 2 tháng, ngành chức năng của tỉnh đã phát hiện, xử lý 62 trường hợp vi phạm liên quan đến khoáng sản, phạt hành chính gần 500 triệu đồng. 

Tuy nhiên, thực tế nhiều địa phương trong tỉnh hiện nay vẫn chưa thể kiểm soát triệt để tình trạng khai thác và tiêu thụ khoáng sản trái phép.

Bình Thuận: Kiểm soát thực trạng khai thác, tiêu thụ khoáng sản trái phép - Ảnh 2
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Phan Văn Đăng chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn kiên quyết xử lý tình trạng khai thác, tiêu thụ khoáng sản trái phép.

Xử lý triệt để trong thời gian tới

Phát biểu chỉ đạo tạo cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Phan Văn Đăng yêu cầu các Sở, ngành, các địa phương của tỉnh tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ, quyết liệt hơn nữa. 

Nhất là chính quyền các địa phương phải sát sao hơn, kiểm tra và xử lý thường xuyên những vi phạm liên quan đến tài nguyên, khoáng sản. Các địa phương không được lơ là, làm chưa hiệu quả nhưng đã bỏ giữa chừng, phải làm tới nơi, tới chốn. Nhiều nội dung quan trọng trong Thông báo số 146 của UBND tỉnh về kiểm soát khoáng sản mà các địa phương chưa triển khai thực hiện thì phải làm hiệu quả trong thời gian tới.

Ông Đăng cũng lưu ý: Trong 3 tháng cuối năm 2021, nhiều công trình trọng điểm của tỉnh sẽ được đẩy nhanh tiến độ xây dựng, khi đó, công tác kiểm soát khoáng sản cũng phải được làm chặt chẽ hơn; Nỗ lực cấp phép khai thác cho các đơn vị có đủ năng lực để hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản, góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.

Nguyễn Thật

Bạn đang đọc bài viết Bình Thuận: Kiểm soát thực trạng khai thác, tiêu thụ khoáng sản trái phép. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Sắp áp hạn ngạch phát thải cho 150 doanh nghiệp lớn nhất
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.

Tin mới

Kinh tế Hải Dương tăng trưởng tích cực trong quý 1
UBND tỉnh Hải Dương vừa tổ chức hội nghị (mở rộng) để xem xét tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quý I/2025, theo đó, trong 3 tháng đầu năm, một số ngành, lĩnh vực của Hải Dương đạt mức tăng trưởng rất tích cực.
TP.HCM: Tăng trưởng quý I cao nhất trong 5 năm qua
Tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM trong quý I năm 2025 đạt nhiều kết quả tích cực; tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I ước tăng trên 7,4% so với cùng kỳ. Và đây là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ kể từ năm 2020 đến nay.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.