Thứ hai, 25/11/2024 12:16 (GMT+7)
Thứ tư, 23/11/2022 14:50 (GMT+7)

Bảo tồn các loài nguy cấp quý hiếm tại Việt Nam

Theo dõi KTMT trên

Năm 2007, Việt Nam có 880 loài động, thực vật được ghi vào Sách đỏ. Tuy nhiên, đến nay, đã có 10 loài động vật bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên.

Nhiều loài thú quý hiếm tại Việt Nam đang trên bờ tuyệt chủng

Theo thông tin từ Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường, sự đa dạng về địa hình, kiểu đất, cảnh quan và khí hậu đã tạo nên tính đa dạng sinh học vô cùng phong phú và đặc sắc của Việt Nam. Sự đa dạng về các hệ sinh thái tự nhiên như hệ sinh thái trên cạn (đồng cỏ, rừng, savan...), hệ sinh thái đất ngập nước (rừng ngập mặn, rạn san hô, hồ chứa...) và hệ sinh thái biển đã tạo nên môi trường sống quan trọng cho 13.766 loài, động vật trên cạn 10.300 loài, vi sinh vật 7.500 loài, sinh vật nước ngọt với 1.438 loài vi tảo, 800 loài động vật không xương sống, 1.028 loài cá nước ngọt và 11.000 loài sinh vật biển. Việt Nam được xếp hạng thứ 16 trên thế giới về đa dạng tài nguyên sinh vật và là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học phong phú nhất thế giới với nhiều kiểu hệ sinh thái, các loài sinh vật, nguồn gen phong phú và đặc hữu...

Bảo tồn các loài nguy cấp quý hiếm tại Việt Nam - Ảnh 1
Việt Nam xếp thứ 16 thế giới về đa dạng sinh học. Ảnh minh họa. 

Năm 2007, Việt Nam có 880 loài động, thực vật được ghi vào Sách đỏ. Tuy nhiên, đến nay, đã có 10 loài động vật bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Các nhà khoa học đã xác nhận trong khoảng 2 thập kỷ qua, có những loài động vật sau đây đã tuyệt chủng ở Việt Nam: Tê giác hai sừng (còn gọi là tê giác Sumatra); Lợn vòi; Cầy rái cá; Cá chình Nhật; Cá chép gốc; Cá lợ thân thấp; Hươu sao; Cá sấu hoa cà; Tê giác một sừng.

Bên cạnh đó, là những loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường vào năm 2012, số lượng hổ ở Việt Nam chỉ còn khoảng 28 - 47 cá thể sinh sống rải rác ở các khu rừng hẻo lánh và đang đối mặt với nguy cơ bị tuyệt diệt do bị săn bắt, buôn bán và mất nơi sinh sống. So với rừng già, vườn Bách Thú có lẽ khả dĩ an toàn hơn cho loài hổ Việt Nam hiện nay. Tại sao? Bởi theo số liệu trên thì hiện tại có chưa đầy 50 con hổ hoang dã còn sót lại ở Việt Nam.

Theo xu thế chung, 50 con hổ ở Việt Nam trong tổng thể 3.200 con hổ hoang dã trên khắp thế giới sẽ bị tiêu diệt hết vào 10 năm tới nếu các nước vẫn giữ biện pháp bảo tồn sinh quyển như hiện nay. Trước đó trong vòng 100 năm, 90 % số lượng hổ đã bị tiêu diệt trên toàn thế giới. Với tốc độ săn bắt và buôn bán như hiện nay, hổ có khả năng là loài tiếp theo bị tuyên bố tuyệt chủng tại Việt Nam.

Sau hổ sẽ là các loài như khỉ và các loài chim quý sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng nếu như Việt Nam không mạnh tay hơn trong công tác bảo vệ cá thể sinh vật và bảo tồn môi trường sống hoang dã cho chúng. Đó là dự đoán của tổ chức Quỹ động vật hoang dã (WWF) được công bố vào năm 2010.

Nỗ lực bảo tồn các loại cấp quý hiếm tại Việt Nam

Sáng 22/11, Hà Nội, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển (CCD) tổ chức họp tham vấn hoàn thiện “Chiến lược huy động nguồn lực cho bảo tồn loài tại Việt Nam”.

Bảo tồn các loài nguy cấp quý hiếm tại Việt Nam - Ảnh 2
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Báo Tài nguyên và Môi trường. 

Chia sẻ về dự thảo Chiến lược huy động nguồn lực cho nỗ lực bảo tồn các loài nguy cấp, quý hiếm giai đoạn 2022 – 2030, ông Nguyễn Mạnh Hà - Giám đốc CCD cho biết: Mục tiêu của chiến lược nhằm huy động được một cách hiệu quả và bền vững các nguồn lực cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học và phục hồi quần thể của các loài hoang dã ở Việt Nam. Cụ thể, xác định được các dòng vốn, nguồn đầu tư, nguồn đóng góp lâu dài và liên tục cho đa dạng sinh học, phục hồi các loài; xây dựng được cơ chế/định chế tài chính để huy động nguồn lực xã hội cho các hoạt động bảo tồn và phục hồi đa dạng sinh học; xây dựng được các chính sách khuyến khích các cá nhân, tổ chức, pháp nhân tham gia đóng góp nguồn lực cho các hoạt động bảo tồn và phục hồi loài.

Để thực hiện các mục tiêu đó, dự thảo chiến lược cũng đề ra một số giải pháp huy động nguồn lực tài chính như huy động từ nguồn ngân sách; nguồn xã hội hoá; nguồn hỗ trợ và đầu tư từ nước ngoài thông qua các dự án, chương trình bảo tồn. Đồng thời, mở rộng các hình thức chi trả hiện đang áp dụng hiệu quả như chi trả dịch vụ môi trường rừng, hệ sinh thái, tín chỉ carbon. Xây dựng các chương trình mục tiêu, các chương trình đầu tư ưu tiên như chương trình mục tiêu quốc gia về đa dạng sinh học, chương trình quốc gia đa dạng sinh học về bảo tồn loài nguy cấp, các hệ sinh thái đặc biệt, chương trình ưu tiên về phục hồi các loài có nguy cơ tuyệt chủng, các hệ sinh thái bị suy thoái.

Bên cạnh đó, huy động nguồn nhân lực trong bảo tồn đa dạng sinh học. Việc đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ có kiến thức, trình độ phù hợp với mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học được xem như là một mục tiêu quan trọng nhằm đảm bảo nguồn lực cần thiết cho các hoạt động bảo tồn lâu dài.

Linh Chi

Bạn đang đọc bài viết Bảo tồn các loài nguy cấp quý hiếm tại Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.

Tin mới