Thứ bảy, 23/11/2024 02:03 (GMT+7)
Thứ hai, 23/03/2020 15:20 (GMT+7)

Băng tan ở Greenland làm mực nước biển toàn cầu tăng 2,2mm

Theo dõi KTMT trên

600 tỉ tấn băng đã biến mất vào mùa hè năm ngoái khi Bắc Cực trải qua năm nóng nhất được ghi nhận.

Băng tan ở Greenland làm mực nước biển toàn cầu tăng 2,2mm - Ảnh 1
Băng tan ở Greenland dẫn đến mực nước biển dâng cao, cuối cùng làm tăng nguy cơ lũ lụt cho hàng triệu người. (Ảnh: Ian Joughin/IMBIE)

Phân tích dữ liệu vệ tinh đã tiết lộ sự mất mát đáng kinh ngạc của băng chỉ trong vài tháng nhiệt độ cao bất thường xung quanh cực bắc.Năm ngoái là kỷ lục nóng nhất ởBắc Cực, nó đã làm tan chảy 600 tỉ tấn băng từ Greenland - làm cho tăng mực nước biển toàn cầu thêm 2,2mm chỉ trong hai tháng.

Không giống như sự rút lui của băng biển, việc mất các sông băng trên đất liền trực tiếp khiến nước biển dâng cao, làm tê liệt các thành phố và thị trấn ven biển trên khắp thế giới. Theo các nhà khoa học, dải băng khổng lồ Greenland đã mất trung bình 268 tỉ tấn băng từ năm 2002 - 2019 - chỉ gần bằng một nửa lượng băng đã tan mùa hè năm ngoái. Ngược lại, quận Los Angeles ở bang California, Mỹ, nơi có hơn 10 triệu cư dân, tiêu thụ 1 tỉ tấn nước mỗi năm.

Isabella Velicogna, Giáo sư khoa học hệ thống Trái đất tại Đại học California Irvine và là tác giả chính của nghiên cứu mới cho biết: "Chúng ta biết rằng mùa hè vừa qua đặc biệt nóng ở Greenland, làm tan chảy mọi ngóc ngách của tảng băng, nhưng các con số thực sự quá lớn”. Các con số nghiên cứu đưa ra dựa trên các phép đo do vệ tinh Gravity Recovery and Climate Experiment (Grace) và Grace Follow-On của Nasa thực hiện.

"Ở Nam Cực, băng tan hàng loạt ở phía Tây và không có dấu hiệu suy giảm, đây là tin rất xấu cho mực nước biển dâng cao. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy sự gia tăng băng ở khu vực Đại Tây Dương ở phía Đông Nam Cực do tuyết rơi nhiều, giúp giảm thiểu quá trình tan băng hàng loạt trong hai thập kỷ qua ở các khu vực khác của lục địa này” - ông Velogogna chia sẻ thêm.

Các sông băng đang tan chảy trên khắp thế giới do sự nóng lên toàn cầu và cuộc khủng hoảng khí hậu do con người gây ra. Băng phản chiếu ánh sáng mặt trời, do đó khi băng tan sẽ khiến cho bề mặt tối bên dưới hấp thụ nhiều nhiệt hơn, làm tăng tốc hơn nữa trong quá trình tan chảy.

Theo công bố của các nhà khoa học vào năm 2019, băng ở Greenland đang tan nhanh hơn 7 lần so với những năm 1990, đẩy các ước tính trước đây về mực nước biển dâng toàn cầu và khiến 400 triệu người có nguy cơ bị ngập lụt mỗi năm vào cuối thế kỷ.

Richard Alley, nhà nghiên cứu về sông băng tại Đại học bang Pennsylvania, Mỹ, người không tham gia vào nghiên cứu cho biết: "Kỹ thuật liên quan đến việc cân các tảng băng bằng cách sử dụng các vệ tinh trong không gian rất kinh ngạc. Các bộ dữ liệu dài có độ tin cậy cao từ Grace và các cảm biến khác rất quan trọng trong việc làm rõ những gì đang thực sự xảy ra, qua đó cho chúng ta thấy cả quá trình lớn và những biến động nhỏ làm nên quá trình này”.

Quang Huy

Bạn đang đọc bài viết Băng tan ở Greenland làm mực nước biển toàn cầu tăng 2,2mm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới