Thứ sáu, 22/11/2024 19:12 (GMT+7)
Thứ hai, 06/06/2022 06:50 (GMT+7)

Ban Chỉ đạo 389 TP. Hà Nội xử lý 1.636 vụ vi phạm

Theo dõi KTMT trên

Tháng 5/2022, Ban Chỉ đạo 389 TP. Hà Nội đã ra quân kiểm tra, xử lý nhiều vụ việc hàng lậu, hàng giả, gian lận thương mại.

Tháng 5/2022, Ban Chỉ đạo 389 TP. Hà Nội đã ra quân kiểm tra, xử lý nhiều vụ việc hàng lậu, hàng giả, gian lận thương mại. Cụ thể, lực lượng này đã kiểm tra 1.939 vụ; xử lý 1.636 vụ, khởi tố 11 vụ đối với 13 đối tượng. Tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước 202,880 tỷ đồng.

Đặc biệt, tháng 5 cũng trùng với thời điểm SEA Games 31 được tổ chức ở Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Chính vì thế, lực lượng quản lý thị trường Hà Nội đã nỗ lực tăng cường rà soát, giám sát chặt chẽ đối với các cơ sở kinh doanh, buôn bán tại các tuyến phố du lịch, tuyến phố chuyên doanh, gần các khu vực tổ chức thi đấu, khu vực khách sạn, dịch vụ lưu trú, phục vụ công tác tổ chức đại hội…

Ban Chỉ đạo 389 TP. Hà Nội xử lý 1.636 vụ vi phạm - Ảnh 1
Ảnh minh họa

Trong tháng, riêng Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội đã kiểm tra 400 vụ, xử lý 350 vụ, phạt hành chính 4,182 tỷ đồng. Tổng trị giá hàng vi phạm 8,306 tỷ đồng. Nhiều vụ việc lớn được lực lượng quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra, xử lý và kịp thời ngăn chặn như: Ngày 13/5, Đội Quản lý thị trường số 24 tiến hành khám xe ôtô biển kiểm soát số 24H- 005.84, do ông Trương Công Chính điều khiển, đang dừng đỗ tại điểm trung chuyển hàng hóa tại xã La Phù, Hoài Đức, Hà Nội.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe có 1.000 thùng bánh bông lan (2 kg/thùng); 285 thùng táo đỏ khô (10 kg/thùng); 20 thùng quả nho khô (9 kg/thùng); 92 thùng hướng dương (500 gr/túi; 20 túi/thùng). Trị giá lô hàng hóa khoảng gần 200 triệu đồng. Tại thời điểm kiểm tra, ông Chính không xuất trình được hóa đơn, chứng từ liên quan đến lô hàng hóa trên. Lực lượng chức năng đã tiến hành lập biên bản, thu giữ toàn bộ số hàng hóa vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật…

Tháng 5 cũng là tháng diễn ra nhiều đợt tăng giá xăng dầu. Chính vì thế, tình hình buôn bán và kinh doanh xăng dầu trở nên phức tạp. Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã chỉ đạo các đội quản lý thị trường, huy động lực lượng, chủ động phối hợp với công an và lực lượng chức năng, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của toàn bộ các cửa hàng kinh doanh, bán lẻ xăng dầu trên địa bàn. Một số hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh xăng dầu như: Cố ý găm hàng chờ tăng giá, ngừng bán hàng… được lực lượng quản lý thị trường lập biên bản và xử lý nghiêm.

PV

Bạn đang đọc bài viết Ban Chỉ đạo 389 TP. Hà Nội xử lý 1.636 vụ vi phạm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới