Thứ năm, 03/04/2025 10:35 (GMT+7)
Thứ hai, 27/05/2024 14:41 (GMT+7)

Bà Rịa - Vũng Tàu dẫn đầu cả nước về hút vốn FDI

Theo dõi KTMT trên

Bà Rịa - Vũng Tàu dẫn đầu với tổng vốn FDI đăng ký hơn 1,52 tỉ USD, chiếm 13,8% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp hơn 12 lần cùng kỳ.

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố ngày 27.5 cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam hơn 11,07 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2023.

Đầu tư mới vẫn duy trì mức tăng cao so với cùng kỳ kể cả về số dự án và vốn đầu tư. Có 1.227 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 27,5% so với cùng kỳ. Tổng vốn đăng ký đạt gần 7,92 tỷ USD.

Vốn điều chỉnh, vốn góp, mua cổ phần... cùng sụt giảm. Vốn thực hiện đạt khoảng 8,25 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 7,43 tỷ USD, chiếm 67,1% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 11,9% so với cùng kỳ.

Bà Rịa - Vũng Tàu dẫn đầu cả nước về hút vốn FDI - Ảnh 1

Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 1,98 tỷ USD, chiếm gần 17,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 70,8% so với cùng kỳ.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 47 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 5 tháng đầu năm 2024. Bà Rịa - Vũng Tàu dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,52 tỷ USD, chiếm 13,8% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp hơn 12 lần cùng kỳ. Tiếp theo là Hà Nội với gần 1,14 tỷ USD, Bắc Ninh với 1,06 tỷ USD, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Quảng Ninh... Nếu xét về số dự án, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và GVMCP (chiếm 71,1%).

Hiện có 146 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam. Trong đó, đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký hơn gần 87,2 tỷ USD (chiếm 18,1% tổng vốn đầu tư). Singapore đứng thứ hai với gần 77,9 tỷ USD (chiếm 16,2% tổng vốn đầu tư).

Ở chiều ngược lại, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 16 ngành. Trong đó, vốn đầu tư tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (chiếm 43,1% vốn), công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 23,9% vốn); bán buôn, bán lẻ (chiếm 8,3% vốn). Còn lại là các ngành khác.

Lũy kế đến 20/5, Việt Nam đã có 1.733 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư Việt Nam hơn 22,25 tỷ USD. Có 16 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm. Các nước thu hút đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Hà Lan (40,1%); Lào (36,8%); Hoa Kỳ (5,6%); New Zealand (4,3%).

Anh Thư

Bạn đang đọc bài viết Bà Rịa - Vũng Tàu dẫn đầu cả nước về hút vốn FDI. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Lợi nhuận của FE CREDIT trở lại đường đua tăng trưởng
Năm 2024 đã kiểm toán, FE CREDIT đạt lợi nhuận trước thuế gần 515 tỷ đồng, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ sau giai đoạn tái cơ cấu. Năm 2025, công ty tài chính tiêu dùng với thị phần lớn nhất Việt Nam xác định mục tiêu duy trì đà tăng trưởng và phát triển..
Vì sao vé xem DIFF luôn “hot” qua nhiều mùa?
Chỉ còn hai tháng nữa là Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025 sẽ chính thức khai mạc. Rất nhiều du khách đã háo hức săn vé DIFF ngay từ lúc này để thưởng thức “đại tiệc ánh sáng” của thành phố bên sông Hàn.
Thay đổi công suất sản xuất và bổ sung sản phẩm: Dự án có phải xin cấp lại giấy phép môi trường?
Tình huống pháp lý của một công ty hoạt động sản xuất vật tư y tế đã được cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, nay có kế hoạch nhằm bổ sung thêm một mã sản phẩm mới, tăng công suất sản xuất lên 21% so với trước đây.