Thứ sáu, 28/03/2025 00:53 (GMT+7)
Chủ nhật, 19/01/2020 07:30 (GMT+7)

Ba Lan tận dụng cây thông Giáng sinh để biến thành năng lượng sạch

Theo dõi KTMT trên

Gỗ của những cây thông Giáng sinh sẽ được hun trong một chiếc nồi hơi đặc biệt ở nhiệt độ cao để biến thành nhiên liệu sưởi ấm cho hàng trăm căn hộ theo cách thân thiện với môi trường.

Ba Lan tận dụng cây thông Giáng sinh để biến thành năng lượng sạch - Ảnh 1
Những cây thông Giáng sinh sẽ được biến thành nhiên liệu sạch để sưởi ấm. (Nguồn: magazine.com)

Chính quyền thủ đô Warsaw của Ba Lan đang phát động chiến dịch thu gom những cây thông Giáng sinh mà người dân đã không còn nhu cầu sử dụng, nhằm mục đích biến chúng thành năng lượng sinh học để sưởi ấm trong mùa Đông.

Phát biểu với giới truyền thông, đại diện Tòa thị chính Warsaw - bà Justyna Glusman cho biết sáng kiến này đã được thực hiện từ 5 năm qua, trong đó năm 2020 dự kiến sẽ thu được số lượng gỗ thông lớn nhất từ trước tới nay - hơn 1.200 tấn.

Theo giải thích của bà Justyna Glusman, số lượng gỗ thông thu thập được đủ để sưởi ấm tới 700 căn hộ có diện tích trung bình 60m2 theo một cách thân thiện với môi trường nhất.

Gỗ thông sẽ được hun trong một chiếc nồi hơi đặc biệt ở nhiệt độ cao. Quá trình phát sinh ít khí thải gây hiệu ứng nhà kính hơn so với đốt than, mặc dù cần tới 2 tấn gỗ thông mới có thể tạo ra khối lượng năng lượng tương đương sản phẩm từ một tấn than.

Chiến dịch trên của chính quyền Warsaw rất có ý nghĩa trong bối cảnh nhiều thành phố ở Ba Lan phải vật lộn để giảm tình trạng khói bụi.

Hiện tượng khói bụi đặc biệt gia tăng trong những tháng mùa Đông, trong đó một phần nguyên nhân là người dân đốt than chất lượng kém để sưởi ấm cho gia đình.

Thanh Phương

Bạn đang đọc bài viết Ba Lan tận dụng cây thông Giáng sinh để biến thành năng lượng sạch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sắp áp hạn ngạch phát thải cho 150 doanh nghiệp lớn nhất
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.
Năm 2024 ghi nhận nhiệt độ toàn cầu cao nhất lịch sử
Theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên Hợp Quốc, nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2024 cao hơn 1,55 độ C so với mức nhiệt ghi nhận trong thời kỳ tiền Cách mạng Công nghiệp (1850-1900) và vượt qua mức tăng kỷ lục của năm 2023.

Tin mới