Thứ bảy, 20/04/2024 08:30 (GMT+7)
Thứ năm, 05/05/2022 06:00 (GMT+7)

ASEAN cần có cách tiếp cận quản lý thiên tai để đối phó với các rủi ro

Theo dõi KTMT trên

Theo Tổng Thư ký ASEAN, lĩnh vực quản lý thiên tai ASEAN cần được trang bị các công cụ và phân tích chiến lược mạnh mẽ để sẵn sàng đối phó với các rủi ro.

Mới đây, Ban Thư ký Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vừa tổ chức diễn đàn với chủ đề “Xu hướng và dự báo quản lý thiên tai ASEAN” nhằm thảo luận các phương pháp tiếp cận thích ứng trong quản lý thiên tai khu vực.

Đây là sự kiện thứ hai trong chuỗi diễn đàn thuộc chương trình “Nền tảng nghiên cứu và phát triển Cộng đồng Văn hóa-xã hội ASEAN (ASCC)” do Chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua Quỹ Hội nhập Nhật Bản-ASEAN nhằm hỗ trợ hoạt động của các cơ quan ngành ASEAN.

Nhấn mạnh ASEAN là một trong những khu vực hứng chịu nhiều thiên tai nhất trên thế giới, Phó Tổng Thư ký ASEAN phụ trách ASCC Ekkaphab Phanthavong cho rằng lĩnh vực quản lý thiên tai ASEAN cần được trang bị các công cụ và phân tích chiến lược mạnh mẽ để sẵn sàng đối phó với các rủi ro.

ASEAN cần có cách tiếp cận quản lý thiên tai để đối phó với các rủi ro - Ảnh 1
ASEAN cần có cách tiếp cận quản lý thiên tai để đối phó với các rủi ro. (Ảnh minh họa)

Giám đốc Nhóm Quản lý Quỹ Hội nhập Nhật Bản-ASEAN Naoki Minamiguchi khẳng định diễn đàn nhằm hỗ trợ ASEAN giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai và tăng cường khả năng chống chịu với thiên tai trong khu vực thông qua hợp tác.

Ông Naoki cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các công cụ chính sách và các phương pháp sáng tạo trong quản lý thiên tai.

Sáng kiến Phát triển khả năng phục hồi (RDI) đã nêu bật mối quan hệ tương tác phức tạp giữa các hiểm họa khí hậu, khả năng xảy ra thiên tai, tính chất dễ bị tổn thương và vấn đề quản lý thiên tai. Để ứng phó với những hiểm họa này, RDI cho rằng ASEAN cần có các phương pháp tiếp cận thích ứng mới để quản lý thiên tai.

Tiến sỹ Mizan Bisri thuộc RDI đã cảnh báo một số vấn đề trong việc sử dụng công nghệ quản lý thiên tai, đồng thời đề xuất ASEAN lựa chọn phương pháp tiếp cận kỹ thuật số trong quản lý và giảm thiểu rủi ro thiên tai nhằm giải quyết các lỗ hổng này.

Vụ trưởng Vụ Quản lý thảm họa và Hỗ trợ nhân đạo thuộc Ban Thư ký ASEAN Riyanti Djalante nhấn mạnh vai trò quan trọng của các chương trình đào tạo và nâng cao năng lực sử dụng các ứng dụng công nghệ quản lý thiên tai, đồng thời cho rằng ASEAN cần ưu tiên tham gia các hoạt động và chương trình nhằm hỗ trợ bản địa hóa công tác quản lý thiên tai.

Tại diễn đàn, các đại biểu cũng thảo luận về vấn đề bản địa hóa quản lý rủi ro thiên tai trong ASEAN, khuyến nghị thúc đẩy hiểu biết chung và phổ biến rộng rãi các chiến lược bản địa hóa, cũng như xây dựng lộ trình bản địa hóa trên quy mô khu vực và quốc gia.

Trước đó, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Nga cũng đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác trong lĩnh vực quản lý thiên tai.

Thỏa thuận trên do Tổng Thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi và Bộ trưởng Các vấn đề quốc phòng toàn dân, tình trạng khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai Nga Yevgeny Zinichev ký kết. Thỏa thuận đánh dấu một mốc quan trọng trong quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Nga trong năm kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ASEAN-Nga và kỷ niệm 25 năm quan hệ đối tác đối thoại ASEAN-Nga.

Việc ký kết MoU này cũng mở ra các cơ hội hợp tác sâu rộng giữa ASEAN và Nga trong các lĩnh vực quan trọng như cảnh báo và giám sát rủi ro, trao đổi công nghệ tiên tiến, đào tạo chuyên gia, hỗ trợ ứng phó với các tình huống thiên tai khẩn cấp.

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, năm 2022 có khả năng xuất hiện bão mạnh trái quy luật với khoảng 10-12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực biển Đông. Lượng mưa trong năm có xu hướng gia tăng trên phạm vi toàn quốc, khả năng cao xảy ra hiện tượng mưa cực đoan.

Qua diễn biến thiên tai từ đầu năm đến nay, có thể thấy, thiên tai năm 2022 sẽ tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp và dị thường.

Sự dị thường của thời tiết đã được thể hiện ngay trong đợt mưa lũ lớn trái quy luật ngay giữa mùa khô, kèm theo dông lốc, sóng lớn tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa từ ngày 30/3-2/4 vừa qua. Tổng thiệt hại do thiên tai gây ra từ đầu năm đến nay ước tính lên tới 2.400 tỷ đồng (gần bằng 1/2 thiệt hại về kinh tế do thiên tai gây ra năm 2021).

Bên cạnh đánh giá toàn diện công tác PCTT năm 2021, Hội nghị sẽ thảo luận các nhiệm vụ trọng tâm đối với công tác PCTT năm 2022, nhằm tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đặc biệt là người đứng đầu cũng như người dân, cộng đồng; xác định công tác phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Hà Lan

Bạn đang đọc bài viết ASEAN cần có cách tiếp cận quản lý thiên tai để đối phó với các rủi ro. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nội sắp đón mưa lớn
Theo Dự báo của Trung tâm khí tượng thuỷ văn quốc gia, đêm nay (17/4) Hà Nội sẽ đón mưa rào rải rác và có nơi có dông.

Tin mới