Chủ nhật, 24/11/2024 14:44 (GMT+7)
Thứ sáu, 31/12/2021 11:00 (GMT+7)

Ấn Độ: Nguy cơ tuyệt chủng loài hổ ở mức kỷ lục

Theo dõi KTMT trên

Cơ quan Bảo tồn hổ quốc gia (NTCA) Ấn Độ cho biết một kỷ lục buồn mới được xác lập với 126 cá thể hổ có nguy cơ tuyệt chủng đã chết trong năm 2021 tại nước này.

Theo Cơ quan bảo tồn cọp quốc gia Ấn Độ (NTCA), trường hợp cọp chết gần đây nhất được ghi nhận là vào ngày 29-12 tại bang Madhya Pradesh. Bang này có 526 con cọp vào năm ngoái, nhưng sang năm nay đã mất 41 con và là bang có số cọp chết nhiều nhất năm 2021, theo tờ Times Of India.

Có 60/126 con cọp chết trong năm qua vì bị săn trộm, tai nạn hoặc xung đột môi trường sống với con người. Các chuyên gia tin rằng số cọp chết có thể cao hơn vì nhiều con chết tự nhiên trong các khu rừng thường không được phát hiện và ghi nhận.

Ấn Độ: Nguy cơ tuyệt chủng loài hổ ở mức kỷ lục - Ảnh 1
Nạn săn trộm là nguyên nhân dẫn đến con số này. (Ảnh minh họa)

Ấn Độ là nơi trú ngụ của khoảng 75% số lượng hổ trên toàn thế giới. Ước tính có khoảng 40.000 con hổ tại Ấn Độ vào năm 1947 nhưng việc săn bắn và môi trường sống biến mất đã làm giảm số lượng hổ tới mức thấp nguy hiểm.
Con người là tác nhân quan trọng xâm phạm đến môi trường sống của loài hổ. Khoảng 225 người đã thiệt mạng vì bị hổ tấn công trong giai đoạn từ năm 2014-2019.

Hiện Chính phủ Ấn Độ vẫn nỗ lực quản lý quần thể hổ tốt hơn và dành 50 môi trường sống trên khắp đất nước cho “chúa sơn lâm” cư trú.

Ấn Độ cùng 12 quốc gia khác đang nỗ lực thực hiện một hiệp định được ký kết năm 2010 nhằm nhân giống loài hổ lên gấp đôi vào năm 2022.

Đáng mừng vào năm 2020, Ấn Độ đã tuyên bố đạt được mục tiêu theo kế hoạch với số lượng ước tính khoảng 2.967 cá thể hổ vào năm 2018 so với mức thấp kỷ lục là 1.411 con trong năm 2006.

Cũng trong năm 2020, một nhóm bảo tồn hổ ghi nhận hổ đang có "sự trở lại đáng chú ý" ở phần lớn các nước Nam Á, cũng như Nga và Trung Quốc. Ví dụ tại bang Uttar Pradesh, có hơn 20 con cọp sống trong các cánh đồng mía hoặc các khu lâm nghiệp xã hội, tạo ra không ít thách thức cho việc bảo tồn cọp và bảo vệ người dân.

Để bảo vệ các cá thể hổ hoang dã còn sót lại tránh khỏi nạn săn bắn, buôn bán trái phép, Việt nam đã đưa Hổ vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Mọi hành vi vi phạm đối với cá thể, bộ phận cơ thể không tách rời sự sống và sản phẩm của hổ đều có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 244 Bộ luật Hình sư về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. Mức phạt tối đa lên tới 15 năm tù giam với số tiền phạt lên tới 15 tỷ đồng. 

Tiến sỹ Benjamin Rawson, Giám đốc Bảo tồn và Phát triển Chương trình, WWF đã đánh giá “Việt Nam có đủ khả năng và nguồn lực để giúp phục hồi quần thể hổ ở Đông Nam Á bằng việc chấm dứt buôn bán và tiêu thụ bất hợp pháp hổ ở Việt Nam; loại bỏ các trang trại hổ hiện đang gây ảnh hưởng tiêu cực tới các nỗ lực giảm cầu đối với các sản phẩm từ hổ; tăng cường nguồn lực cho các khu bảo tồn để ngăn chặn săn trộm và phục hồi quần thể thú mồi của hổ nhằm chuẩn bị môi trường sống đầy đủ và an toàn cho việc tái thả hổ tại Việt Nam trong tương lai”.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Ấn Độ: Nguy cơ tuyệt chủng loài hổ ở mức kỷ lục. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới