Thứ bảy, 20/04/2024 19:42 (GMT+7)
Thứ tư, 25/05/2022 15:24 (GMT+7)

Xử phạt hành vi vi phạm về bảo vệ đa dạng sinh học

Theo dõi KTMT trên

Đa dạng sinh học có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với sự phát triển bền vững của loài người. Đa dạng sinh học có những giá trị về kinh tế, xã hội và rất nhiều giá trị khác.

Đa dạng sinh học là gì?

Điều 2 Công ước về Đa dạng sinh học năm 1992 (CBD 1992), định nghĩa đa dạng sinh học như sau:

"Đa dạng sinh học có nghĩa là tính đa dạng biến thiên giữa các loài sinh vật có nguồn sống khác nhau bao gồm hệ sinh thái tiếp giáp, hệ sinh thái trên cạn, biển, hệ sinh thái thủy vực và các tập hợp sinh thái mà chúng ta là một phần. Tính đa dạng này thể hiện trong mỗi bộ loài, giữa các loài và hệ sinh thái".

Khoản 5 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học năm 2008: "Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, các loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên". Đa dạng sinh học là các thực thể sống quần tụ lại theo nhóm, loài, cộng đồng,...

Đa dạng sinh học có vai trò rất quan trọng đời sống của các loài sinh vật trên Trái đất và đời sống sinh hoạt của con người. Ta có thể nhận thấy rằng, thực vật đã giúp cho con người rất nhiều, nó là nguồn thức ăn, là thuốc chữa bệnh cho con người. Ngoài ra, con người biết lấy thân gỗ làm cột nhà, lấy lá cây làm mái để tạo thành những căn nhà giúp con người che nắng che mưa. Con người cũng biết lấy tre nứa, gỗ cây làm các phương tiện giao thông giúp cho việc đi lại thuận tiện hơn, như: bè, thuyền, xe đẩy, xe kéo,...

Sự phát triển của ngành sản xuất công nghiệp, chăn nuôi phần nào làm giảm bớt sự lệ thuộc của con người vào thế giới tự nhiên. Mặc dù, công nghệ chế biến thực phẩm có hiện đại đến đâu nhưng vẫn không thể thay thế các nguồn nguyên liệu từ đa dạng sinh học được. Từ thửa xa xưa, con người đã biết hái quả, săn bắn thú rừng trong các khu rừng rậm; sử dụng lửa để sưởi ấm, nấu chín thức ăn; biết tìm kiếm thảo dược để chữa bệnh,...Còn trong thời đại văn minh như hiện nay, con người vẫn phải phụ thuộc vào sự đa dạng sinh học để tồn tại và phát triển. 

Hành vi vi phạm các quy định về bảo tồn và phát triển bền vững của hệ sinh thái tự nhiên

Căn cứ vào Điều 37 Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với các quy định về bảo tồn và phát triển bền vững của hệ sinh thái tự nhiên:

Thứ nhất, phạt cảnh cáo

Hành vi không báo cáo định kỳ hiện trạng đa dạng sinh học của khu bảo tồn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định sẽ bị phạt cảnh cáo. 

Thứ hai, phạt tiền

Hành vi tác động đến hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn gây thiệt hại đến cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên (như đào bới, san ủi, nổ mìn, đào, đắp ngăn nước, sử dụng lửa, các chế phẩm độc hại) không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bị xử phạt như sau:

- Hành vi gây thiệt hại dưới 200 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước tại khu vực không thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

- Hành vi gây thiệt hại từ 200 m2 đến dưới 400 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước tại khu vực không thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

- Hành vi gây thiệt hại tư 400 m2 đến dưới 800 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước tại khu vực không thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

- Hành vi gây thiệt hại từ 800 m2 đến dưới 1.200 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước tại khu vực không thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

- Hành vi gây thiệt hại từ 1.200 m2 đến dưới 1.500 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước tại khu vực không thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn hoặc gây thiệt hại dưới 100 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước tại phân khu bảo tồn nghiêm ngặt của khu bảo tồn bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.

- Hành vi gây thiệt hại từ 1.500 m2 đến dưới 2.000 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước tại khu vực không thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn hoặc gây thiệt hại từ 100 m2 đến dưới 200 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng.

- Hành vi gây thiệt hại từ 2.000 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước trở lên tại khu vực không thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn hoặc gây thiệt hại từ 200 m2 trở lên đất, đất ngập nước, mặt nước tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn; trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường bị phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng.

Thứ ba, hình phạt bổ sung

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi tác động đến hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn gây thiệt hại đến cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên (gồm đào bới, san ủi, nổ mìn, đào, đắp ngăn nước, sử dụng lửa, các chế phẩm độc hại) không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ tư, biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu do vi phạm hành chính gây ra bao gồm việc trồng lại, chăm sóc và bảo vệ diện tích khu bảo tồn đã bị phá hủy; phục hồi sinh cảnh sống cho các loài sinh vật đối với trường hợp vi phạm quy định về bảo tồn và phát triển bền vững.

Xử phạt hành vi vi phạm về bảo vệ đa dạng sinh học - Ảnh 1

Hành vi vi phạm quy định về loài thực vật hoang dã, giống cây trồng, nấm, vi sinh vật

Theo Điều 40 Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực bảo vệ môi trường, quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định về loài thực vật hoang dã, giống cây trồng, nấm, vi sinh vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Thứ nhất, phạt cảnh cáo

Phạt cảnh cáo đối với hành vi trồng cấy nhân tạo loài thực vật hoang dã, giống cây trồng, nấm và vi sinh vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ mà không thông báo theo quy định.

Thứ hai, phạt tiền

- Hành vi khai thác trái phép giống cây trồng, nấm, vi sinh vật thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép giống cây trồng, nấm, vi sinh vật thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị dưới 500.000 đồng

+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 500.000 đồng đến dưới 1.500.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 1.500.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm là giống cây trồng, nấm, vi sinh vật có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên; tang vật vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

- Hành vi khai thác trái phép đối với gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiểm được ưu tiên bảo vệ thì áp dụng biện pháp xử lý theo quy định tại Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp. Hành vi khai thác trái phép loài thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quy, hiếm được ưu tiên bảo vệ, trừ gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ thì bị xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá dưới 1.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

- Hành vi tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ thì áp dụng biện pháp xử lý theo quy định tại Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp. Hành vi tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép loài thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, trừ gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ thì bị xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có giá trị dưới 15.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 180.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 210.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 180.000.000 đồng đến dưới 210.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 210.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 210.000.000 đồng đến dưới 240.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 240.000.000 đồng đến dưới 270.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 270.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.

Thứ ba, hình phạt bổ sung

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi sau

- Hành vi khai thác trái phép giống cây trồng, nấm, vi sinh vật thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép giống cây trồng, nấm, vi sinh vật thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

- Hành vi khai thác trái phép loài thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quy, hiếm được ưu tiên bảo vệ, trừ gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ.

- Hành vi tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép loài thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, trừ gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ.

Hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ các loài hoang dã trong phân khu bảo vệ 

Thứ nhất, phạt cảnh cáo và phạt tiền

Hành vi khai thác trái phép loài hoang dã không thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn bị xử phạt như sau:

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị dưới 500.000 đồng;

- Tang vật vi phạm có giá trị từ 500.000 đồng đến dưới 1.500.000 đồng thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;

- Tang vật vi phạm có giá trị từ 1.500.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng thì bị phạt tiền 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

- Tang vật vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

- Tang vật vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;

- Tang vật vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;

- Tang vật vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng;

- Tang vật vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng.

Thứ hai, hình phạt bổ sung

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi khai thác trái phép loài hoang dã không thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn.

Hành vi vi phạm các quy định về quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

Thứ nhất, phạt cảnh cáo

Phạt cảnh cáo đối với hành vi không báo cáo tình trạng loài thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định.

Thứ hai, phạt tiền

- Hành vi không đăng ký, khai báo nguồn gốc, lập hồ sơ theo dõi các cá thể loài thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không duy trì một trong các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận; Không tuân thủ các quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành về bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc loài thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Không tuân thủ các quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành về lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Khai báo không đúng sự thật các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận; Hoạt động không có Giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Thứ ba, hình thức xử phạt bổ sung

- Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi: Không duy trì một trong các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận; Không tuân thủ các quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành về bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc loài thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Không tuân thủ các quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành về lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi: Khai báo không đúng sự thật các điều kiện để cấp Giấy chứng nhận; Hoạt động không có Giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp.

T.Anh

Bạn đang đọc bài viết Xử phạt hành vi vi phạm về bảo vệ đa dạng sinh học. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới