Việt Nam sẽ tổ chức tiêm thử vaccine sốt xuất huyết của Nhật Bản
Nhật Bản đang thử nghiệm một loại vaccine phòng sốt xuất huyết, bước đầu cho kết quả với cả 4 type virus gây bệnh. Theo chia sẻ của giáo sư đầu ngành, Việt Nam là một trong số quốc gia tham gia thử nghiệm.
Thử nghiệm vaccinesốt xuất huyết mới
Thông tin trên được GS.TS Nguyễn Văn Kính, Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, - Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ bên lề Hội nghị khoa học nghiên cứu và ứng dụng trong y học.
GS Kính cho biết trước đây trước đây, một số quốc gia thử nghiệm và cấp phép lưu hành với một loại vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết nhưng hiệu quả chưa được như mong muốn, nhất là với virus type 2 - type virus gây bệnh sốt xuất huyết phổ biến hiện nay.
Theo trang ema.europa.eu, vaccine sốt xuất huyết của Nhật Bản có thể dùng cho người lớn, thanh thiếu niên và trẻ em từ 4 tuổi trở lên, có thể làm giảm tỷ lệ nhập viện do sốt xuất huyết tới 90%.
Đối với vaccine phòng sốt xuất huyết của Nhật Bản đang được thử nghiệm cho kết quả khả quan khi có tác dụng với cả 4 tuýp virus gây bệnh sốt xuất huyết. Việt Nam là một trong những quốc gia sẽ tham gia thử nghiệm vaccine này.
Với vắc xin phòng sốt xuất huyết, cùng một liều tiêm có thể chỉ định cho cả người lớn và trẻ nhỏ, do đó cần phải thử nghiệm và có những đánh giá kỹ càng tác động sức khỏe trước khi áp dụng rộng rãi.
Số ca sốt xuất huyết ngày một tăng
Sốt xuất huyết do siêu vi rút Dengue gây ra và là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Virus Dengue có 4 type huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Muỗi vằn là trung gian gây ra sốt xuất huyết bởi vì muỗi sẽ vận chuyển vi rút trong mình chuyển sang người bình thường.
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 90.000 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó 26 trường hợp đã tử vong. Trong đó tại Hà Nội, 2 tháng qua mỗi tuần ghi nhận từ hơn 2.000 đến gần 3.000 bệnh nhân, 4 trường hợp đã tử vong.
Hà Nội cũng ghi nhận thêm 78 ổ dịch tại 21 quận, huyện, thị xã gồm Bắc Từ Liêm 9 ổ dịch, Quốc Oai, Đống Đa mỗi nơi 8 ổ dịch; Phúc Thọ 7 ổ dịch; Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Đan Phượng mỗi nơi có 5 ổ dịch; Sóc Sơn, Thanh Oai, Hai Bà Trưng mỗi nơi có 4 ổ dịch; Tây Hồ, Phú Xuyên 3 ổ dịch; Ba Vì, Sơn Tây, Hoàng Mai, Thường Tín: mỗi huyện 2 ổ dịch; Chương Mỹ, Thanh Xuân, Ba Đình, Thạch Thất mỗi nơi 1 ổ dịch.
Dự báo từ các chuyên gia y tế, đỉnh dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội sẽ vào tháng 10, 11. Thời tiết với khoảng từ 26-32°C sẽ là điều kiện thuận lợi cho bọ gậy, phát triển, không những thế thành phố lại có nhiều ổ dịch với mật độ quần thể muỗi truyền bệnh cao.
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết để phòng bệnh trước mắt ta cần tập trung loại bỏ những ổ muỗi vằn. Phát hiện ổ dịch sớm thông qua khai báo y tế vì nếu không xử lý ổ dịch trong 3 ngày đầu, sang ngày thứ 5 ổ dịch sẽ bùng phát và nhân rộng.
Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, PGS Đỗ Duy Cường khuyến cáo vào thời gian nay, khi có dấu hiệu sốt, người dân có thể nghĩ tới khả năng đã bị sốt xuất huyết. Ngày thứ tư trở đi kèm theo các triệu chứng đau bụng, chân tay lạnh, mệt mỏi, chảy máu cam, chán ăn,... cần tới ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị.
Từ ngày thứ tư trở đi, nếu thấy mệt mỏi, đau bụng, chân tay lạnh, ra máu, chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, đi ngoài ra máu, chán ăn... cần đến ngay bệnh viện để theo dõi, điều trị.
Phạm Thu