Thứ bảy, 20/04/2024 05:53 (GMT+7)
Thứ ba, 14/09/2021 07:50 (GMT+7)

Vải may mặc nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu xuất xứ từ Trung Quốc

Theo dõi KTMT trên

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu vải may mặc các loại vào Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2021 đạt gần 8,53 tỉ USD, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, có tới 62,3% vải nhập khẩu xuất xứ từ thị trường Trung Quốc.

Cụ thể, riêng tháng 7/2021, nhập khẩu vải may mặc đạt gần 1,23 tỉ USD, giảm 11,5% so với tháng 6/2021 nhưng tăng 20,9% so với tháng 7/2020.

Theo Tổng cục Hải quan, vải may mặc nhập khẩu về Việt Nam có tới 62,3% xuất xứ từ Trung Quốc. Riêng tháng 7/2021 nhập khẩu từ thị trường này đạt gần 801,2 triệu USD, giảm 10,9% so với tháng 6/2021 nhưng tăng 20,3% so với tháng 7/2020. Cộng chung cả 7 tháng năm 2021 đạt 5,39 tỉ USD, tăng 36,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Vải may mặc nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu xuất xứ từ Trung Quốc - Ảnh 1
Kim ngạch nhập khẩu vải may mặc 7 tháng năm 2021 tăng trên 30%. (Ảnh minh họa)

Tiếp sau đó là thị trường Hàn Quốc đạt gần 1,07 tỉ USD, tăng 15,9%, chiếm 12,5%. Riêng tháng 7/2021 đạt 157,57 triệu USD, giảm 4,7% so với tháng 6/2021 nhưng tăng 10,4% so với tháng 7/2020.

Nhập khẩu từ thị trường Đài Loan tiếp tục giảm trong tháng 7/2021, giảm 21,7% so với tháng 6/2021 nhưng tăng 32,3 % so với tháng 7/2020, đạt 128,39 triệu USD. Tính chung cả 7 tháng đầu năm 2021 tăng 33,3% so với cùng kỳ, đạt 1,03 tỉ USD, chiếm 12%.

Vải nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản 7 tháng giảm 1,9%, đạt 384,98 triệu USD, chiếm 4,5%.

Nhìn chung, kim ngạch nhập khẩu vải may mặc từ hầu hết các thị trường trong 7 tháng đầu năm 2021 tăng so với 7 tháng năm 2021.

Nguyễn Luận

Bạn đang đọc bài viết Vải may mặc nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu xuất xứ từ Trung Quốc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Petrovietnam kinh doanh ra sao trong quý I?
Trong quý I/2024, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đều hoàn thành vượt mức kế hoạch. Trong đó, khai thác dầu thô đạt 2,54 triệu tấn, vượt 19,4% .

Tin mới