Thứ bảy, 23/11/2024 09:39 (GMT+7)
    Thứ bảy, 25/12/2021 19:21 (GMT+7)

    Tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam vẫn ở mức thấp

    Theo dõi KTMT trên

    Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính cho rằng, tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam vẫn ở mức thấp so với thế giới.

    Tại Toạ đàm Kiến trúc trong quy hoạch đô thị bền vững được tổ chức vào sáng ngày 25/12, nhiều chuyên gia đã đưa ra các ý kiến xung quanh vấn đề về một số xu hướng quy hoạch trên thế giới đã và đang hình thành ở Việt Nam giúp thay đổi diện mạo đô thị.

    Tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam vẫn ở mức thấp - Ảnh 1
    Các chuyên gia cho rằng, tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam vẫn ở mức thấp so với thế giới. 

    Theo ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam, Việt Nam có tốc độ đô thị hóa nhanh trong khu vực Đông Nam Á, nhưng còn thấp so với thế giới.

    Ông Chính lấy ví dụ Nhật Bản với hơn 125 triệu dân, có nền công nghiệp rất hiện đại, do đó các đô thị của họ cũng đi theo mức độ phát triển nhanh đó.

    "Đặc biệt các đô thị trung tâm, cảng biển như Tokyo, Osaka, Yokohama,... cho thấy quy hoạch đô thị của Nhật phát triển từ rất sớm, áp dụng hạ tầng giao thông hiện đại nhất kết nối các vùng và cả nước. Hiện nay phát triển đô thị tại Nhật hướng đến đô thị thông minh, xanh và bền vững", ông Chính cho hay.

    Hay như Singapore có vị trí thuận lợi ở trung tâm hàng hải quốc tế do đó Chính phủ hướng đến mô hình thành phố toàn cầu. Mặc dù diện tích tương đương đảo Phú Quốc song tốc độ phát triển đô thị của Singapore rất nhanh, đặc biệt yếu tố bền vừng được tính toán kỹ càng. Do đó từ đô thị 3 triệu dân lên 6 triệu dân, dù diện tích không lớn nhưng đô thị của Singapore rất xanh và hiện đại.

    Cũng theo vị chuyên gia, Hà Lan là quốc gia có nhiều cảng biển với 17,2 triệu dân, tỷ lệ đô thị hóa tại Hà Lan đã đạt mức 92%. Trong khi Việt Nam mới đạt tỷ lệ đô thị hóa 40-41%.

    Vẫn theo ông Trần Ngọc Chính, thước đo của quy hoạch đô thị hiện đại, bền vững là lấy con người làm trung tâm, đảm bảo chất lượng đời sống của cư dân trong khu đô thị và chất lượng môi trường, tự nhiên xung quanh.

    Cũng tại tọa đàm, Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn -  Trưởng phòng quy hoạch chung của Sở Quy hoạch TP HCM cho rằng, nguyên tắc phát triển đô thị cần phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế của vùng miền và quốc gia. Từ đó quy hoạch thành phố từ hạ tầng giao thông, tiện ích, môi trường xã hội... đều hướng tới mục tiêu phát huy được thế mạnh kinh tế của địa phương.

    Trong khi đó, theo ông Lê Minh Quang - Trưởng ban quản lý dự án Thành phố Cà phê của Tập đoàn Trung Nguyên Legend, tiêu chí quan trọng dành cho quy hoạch đô thị đó là chú trọng hệ sinh thái xanh. Mặc dù tiêu chí này được áp dụng rất nhiều trong bất động sản nghỉ dưỡng, song với khu đô thị vẫn chưa được các chủ đầu tư ưu tiên.

    Quý Phi (t/h)

    Bạn đang đọc bài viết Tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam vẫn ở mức thấp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

    Tin mới