Thứ sáu, 26/04/2024 04:05 (GMT+7)
Thứ hai, 20/04/2020 06:00 (GMT+7)

'Tuyết máu' xâm chiếm Nam Cực

Theo dõi KTMT trên

Các nhà khoa học cảnh báo rằng loài tảo đỏ xuất hiện là phản ứng của hiện tượng nóng lên toàn cầu.

'Tuyết máu' xâm chiếm Nam Cực - Ảnh 1
Những vệt tảo đỏ bao phủ lớp băng ở Nam Cực. (Ảnh: Livescience)

Trong nhiều tuần qua, băng xung quanh Cơ sở nghiên cứu Vernadsky của Ukraine (nằm trên đảo Galindez, ngoài khơi bán đảo cực bắc của Nam Cực) đã được phủ lên cái mà các nhà nghiên cứu gọi là "tuyết máu".

Máu trên tuyết thực ra là một loại tảo có sắc tố đỏ tên gọi là Chlamydomonas Chlamydomonas nivalis. Ẩn mình trong băng tuyết, loài tảo ngủ đông để đợi khi mùa hè đến và tuyết tan, tảo nở hoa, lan rộng, chúng cũng phát tán bào tử giống như hoa.

Hiện tượng này được nhà khoa học Aristotle chú ý vào thế kỷ thứ ba trước Công nguyên.

'Tuyết máu' xâm chiếm Nam Cực - Ảnh 2
Tảo đỏ máu phủ tuyết gần Cơ sở nghiên cứu Vernadsky của Nam Cực. (Ảnh: Livescience)

Màu đỏ của hiện tượng này xuất phát từ carotenoids (cùng loại sắc tố tạo ra bí ngô và cà rốt màu cam) trong lục lạp của tảo. Ngoài màu đỏ thẫm, những sắc tố này còn hấp thụ nhiệt và bảo vệ tảo khỏi tia cực tím, cho phép các sinh vật thoải mái phát triển dưới ánh nắng mặt trời mùa hè mà không có nguy cơ đột biến gen.

Theo Livescience: "Sự phát triển của loài tảo này góp phần vào việc làm biến đổi khí hậu. Do có màu đỏ thẫm, khả năng phản chiếu ảnh sáng mặt trời của tuyết ít hơn khiến cho chúng tan nhanh hơn".

Tảo càng phát triển mạnh, băng xung quanh càng tan nhanh. Càng nhiều băng tan, tảo có thể lan nhanh hơn. Điều này có thể là một vòng tuần hoàn liên tục.

Việc "tuyết máu" đã tồn tại hàng triệu năm, nay lại phát triển mạnh chính là do quá trình nóng lên của trái đất.

Quang Huy

Bạn đang đọc bài viết 'Tuyết máu' xâm chiếm Nam Cực. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới