Thứ năm, 19/09/2024 15:27 (GMT+7)
Thứ bảy, 17/08/2024 20:41 (GMT+7)

Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM công bố điểm chuẩn năm 2024, thấp nhất 16 điểm

Theo dõi KTMT trên

Cập nhật điểm chuẩn Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM mới nhất, chính xác nhất. Mọi thông sẽ được cập nhật trên https://kinhtemoitruong.vn/ để quý phụ huynh và các thí sinh tham khảo.

Ngày 17/8, Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM công bố điểm trúng tuyển Đại học hệ Chính quy năm 2024 của 36 ngành đào tạo trình độ đại học chính quy, chương trình song ngữ.

Theo mức điểm công bố, ngành có mức điểm cao nhất là 21, cụ thể ngành Quan hệ quốc tế.

Các ngành gồm Kinh tế quốc tế, Tài chính quốc tế có mức điểm trúng tuyển là 20. Các ngành Kinh doanh quốc tế, Luật quốc tế, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có mức điểm trúng tuyển là 19. Các ngành còn lại dao động từ 16 - 18 điểm.

Theo đối sánh với mức điểm nhận hồ sơ đã công bố trước đó thì điểm trúng tuyển tăng từ 1 đến 4 điểm so với mức nhận hồ sơ tùy ngành. Đặc biệt, ở các ngành thế mạnh và xu hướng thì điểm chuẩn tăng cao, có ngành tăng 4 điểm so với công bố điểm sàn như Kinh tế quốc tế, 3 điểm như Tài chính quốc tế.

Nhà trường cũng công bố điểm chuẩn trúng tuyển các chương trình liên kết quốc tế với Đại học Gloucestershire (Anh Quốc), Đại học Keuka (Hoa Kỳ) gồm các ngành Tiếng Anh và Ngôn ngữ học, Truyền thông đa phương tiện, Quản trị kinh doanh và Marketing, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Quản trị khách sạn và Du lịch quốc tế với mức điểm 15 đối với tất cả các ngành của hai chương trình.

Điểm chuẩn từng ngành cụ thể như bảng sau:

Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM công bố điểm chuẩn năm 2024, thấp nhất 16 điểm - Ảnh 1

H.A

Bạn đang đọc bài viết Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM công bố điểm chuẩn năm 2024, thấp nhất 16 điểm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới

Phát triển tín dụng xanh vì mục tiêu kinh tế bền vững
Tín dụng xanh đã và đang là động lực giúp phát triển kinh tế xanh, bền vững. Mặc dù vậy, tín dụng xanh ở Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu và cần có lộ trình xanh toàn diện để tăng cường nguồn tài chính và thúc đẩy các dự án thân thiện môi trường.