Thứ sáu, 26/04/2024 13:13 (GMT+7)
Chủ nhật, 04/10/2020 07:30 (GMT+7)

TP.HCM: Đề xuất thí điểm mô hình xe đạp công cộng

Theo dõi KTMT trên

Sở GTVT TP.HCM đề xuất thí điểm hệ thống xe đạp công cộng tại trung tâm thành phố. Việc này nhằm thu hút người dân sử dụng xe buýt, giảm ùn tắc giao thông.

Ngày 3/10, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết sau một thời gian nghiên cứu, tiếp nhận góp ý từ sở ngành, người dân, sở đã đề xuất UBND TP chấp thuận chủ trương thí điểm xe đạp công cộng Mobike trên địa bàn TP. 

Đây là dự án xã hội hóa, thu hút nguồn lực nhà đầu tư bên ngoài nhằm đa dạng phương thức giao thông đô thị khu vực nội thành, tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận xe buýt, góp phần giảm ô nhiễm, ùn tắc.

TP.HCM: Đề xuất thí điểm mô hình xe đạp công cộng - Ảnh 1
(Ảnh minh họa)

Theo đó, nhà đầu tư Công ty cổ phần Tập đoàn Trí Nam sẽ thực hiện thí điểm mô hình xe đạp công cộng trong 12 tháng, sau đó đánh giá tổng kết để thực hiện các bước tiếp theo. Ở giai đoạn thí điểm, nhà đầu tư cung cấp 388 xe đạp đặt tại 43 vị trí ở các tuyến đường lớn quận 1 và dọc tuyến dự kiến làm đường ưu tiên cho xe buýt ở Điện Biên Phủ, Võ Thị Sáu (quận 3). Tại mỗi trạm sẽ được bố trí từ 10-20 xe đạp, mỗi xe đều được gắn khóa thông minh, có tính năng định vị GPS.

Để sử dụng, người dân tải về miễn phí và cài đặt ứng dụng Mobike trên điện thoại. Thông qua ứng dụng, người dân có thể quét tìm xung quanh để biết trạm nào còn xe và quét mã code mở khoá xe đạp khi sử dụng.

Giá vé được đưa ra từ 5000 đồng/30 phút, 10.000 đồng/60 phút. Để thanh toán, người dùng nạp tiền trước qua tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng hoặc nộp trực tiếp. Khi đăng ký sử dụng dịch vụ, người dân cung cấp thông tin cá nhân và được xác thực tính hợp lệ.

Đây chỉ là mức giá tham khảo, giá sử dụng chính thức sẽ được ban hành sau khi UBND TPHCM chấp thuận chủ trương thực hiện. Trong thời gian đầu từ 1-3 tháng, nhà đầu tư sẽ miễn phí trong 15 phút sử dụng đầu tiên để khuyến khích người dân sử dụng.

Sở Giao thông vận tải cũng cho biết, để tránh xảy ra mất cắp, khi đăng ký sử dụng dịch vụ, người dân cung cấp và xác minh tính hợp lệ của thông tin các nhân. Mỗi xe đạp đều được gắn một thẻ ID định danh; thông qua hệ thống phần mềm trung tâm, cán bộ vận hành có thể giám sát được xe đang ở vị tri nào hoặc ai đang sử dụng.

Ngoài ra, các khóa thông minh trên xe sử dụng kết cấu khóa đặc thù, có khả năng cảnh báo khi có tác động mở khóa trái phép. Hệ thống tại trung tâm tự động giám sát và cảnh báo khi xảy ra các trường hợp không trả xe, sử dụng quá thời gian hoặc có hành vi mở khóa xe trái phép...

Xe đạp sử dụng các chi tiết đặc thù, khó có thể thay thế, giảm khả năng trộm cắp để mua bán trên thị trường.

Hoài Thu

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM: Đề xuất thí điểm mô hình xe đạp công cộng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tổng Thư ký ASEAN: Việt Nam có tầm nhìn xa, trông rộng
Theo Tổng Thư ký ASEAN, Việt Nam có tầm nhìn xa, trông rộng và với vị thế là thành viên chủ chốt của ASEAN, Việt Nam có thể đóng một vai trò tiên phong trong một số lĩnh vực, Diễn đàn Tương lai ASEAN có thể phát huy vai trò tiên phong trên nhiều cấp độ.
Hà Tĩnh khai mạc lễ hội du lịch biển năm 2024
Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh đã long trọng tổ chức khai mạc lễ hội du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

Tin mới