Thứ năm, 28/03/2024 18:09 (GMT+7)
Thứ sáu, 20/05/2022 07:04 (GMT+7)

TP.HCM đã sẵn sàng thực hiện Vành đai 3

Theo dõi KTMT trên

Về dự án chủ trương xây dựng đường vành đai 3, có 4 địa phương Long An, Bình Dương, Đồng Nai và TP.HCM khẳng định đã sẵn sàng thực hiện Vành đai 3.

Sự quyết tâm này càng được thể hiện mạnh mẽ hơn khi đoàn khảo sát thực tế của Quốc hội vừa có buổi làm việc với các địa phương trong ngày hôm nay (19/5).

Có 4 địa phương khẳng định đã sẵn sàng thực hiện Vành đai 3

Ở thời điểm này, Bình Dương đóng góp gần 11 km và đang tập trung công tác giải phóng mặt bằng. Công tác này khá lớn và đòi hỏi nhiều thời gian thực hiện.

Cũng như Bình Dương, TP.HCM có khối lượng đất phải thực hiện bồi thường tái định cư lớn nhất với gần 2.400 hộ dân và gần 409 hecta đất nông nghiệp. Do đó, thành phố phải chuẩn bị trước các khu vực tái định cư, hình thành bộ máy nhân lực, vật lực để khi Quốc hội thông qua cơ chế đặc thù, thành phố đã thực hiện được sơ bộ trước khi dự án khả thi được phê duyệt.

TP.HCM đã sẵn sàng thực hiện Vành đai 3 - Ảnh 1
Có 4 địa phương Long An, Bình Dương, Đồng Nai và TP.HCM khẳng định đã sẵn sàng thực hiện Vành đai 3. Ảnh minh họa. (Ảnh: TTXVN)

Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM, cho biết: "Đặc biệt đảm bảo vai trò đầu mối của TP.HCM với 3 địa phương còn lại. Chúng ta có một sự thống nhất về tiến độ, về tiêu chuẩn kỹ thuật về quy mô, mặt cắt ngang, đảm bảo chúng ta có thể khởi công dự án vào năm 2023".

Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa XV, cho hay: "Các địa phương đã cam kết trong thời gian tới, trong kỳ họp HĐND bất thường, cam kết bố trí vốn, kể cả là vốn điều chỉnh tăng thêm để đáp ứng nhu cầu của dự án".

Chiều ngày 19/5, tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP.HCM khẳng định, trong tuần này sẽ trình dự án. Ngay sau khi được duyệt, TP.HCM sẽ có buổi làm việc với các quận huyện tập trung thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, công đoạn được xem là khó nhất khi thực hiện dự án Vành đai 3.

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, nhấn mạnh: "Có thuận lợi là hiện chúng tôi đang có quỹ nhà khá lớn. Chúng tôi sẽ rà soát kỹ lại và có phương án tạm cư để chúng ta có mặt bằng. Song song với việc này, chúng tôi rà soát để xây dựng các khu tái định cư theo nguyên tắc tái định cư trên địa bàn".

Mỗi địa phương sẽ có một dự án thành phần về giải phóng mặt bằng và xây lắp theo địa giới. Việc thực hiện phải được đồng bộ về thời gian, tiến độ, cơ chế, chính sách để đảm bảo cùng lúc thực hiện, cùng lúc hoàn thành, ông Mãi khẳng định.

Để giảm ùn tắc, đầu tư xây dựng đường nối cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với Vành đai 3

Cũng vừa mới đây, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội đã có Tờ trình UBND TP về việc đầu tư xây dựng đường nối cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với Vành đai 3 để giảm thiểu ùn tắc cho nút giao giữa hai tuyến đường này.

Với tuyến đường được xây dựng để mở ra hướng kết nối thứ hai từ cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đến Vành đai 3 theo hướng đi cầu Thanh Trì, tránh nút giao giữa hai tuyến cao tốc tại cửa ngõ phía Nam Thủ đô  đang thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông.

TP.HCM đã sẵn sàng thực hiện Vành đai 3 - Ảnh 2
Cảnh tắc đường cao tốc Pháp Vân thường xảy ra vào các ngày cuối tuần và những ngày nghỉ lễ. (Ảnh: Internet)

Tại điểm đầu của dự án kết nối từ đường gom cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, tại khu vực xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì; điểm cuối tại khu vực nút giao Vành đai 3 - Nguyễn Khoái. Các xe ngoại tỉnh hoặc có nhu cầu đi tránh khu vực cửa ngõ Thủ đô Hà Nội từ cao tốc Pháp Vân có thể di chuyển thẳng đến đầu cầu Thanh Trì để ra Quốc lộ 5, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Được biết, dự án có tổng mức đầu tư trên 3.240 tỷ đồng, gồm chi phí giải phóng mặt bằng hơn 936 tỷ đồng, sử dụng vốn ngân sách thành phố, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2022-2025.

Cùng với đó, Sở GTVT Hà Nội cũng đề xuất UBND thành phố rà soát kỹ thiết kế cơ sở của dự án, chỉ giới đường đỏ tuyến đường được duyệt, hiện trạng khu vực và các quy hoạch liên quan để làm cơ sở lập, trình phê duyệt thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công, đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định hiện hành; xác định cụ thể, chi tiết quy mô các hạng mục công trình, nhất là giải pháp, phương án thiết kế các công trình cầu, nút giao trên tuyến, đảm bảo khớp nối đồng bộ với các quy hoạch liên quan; có biện pháp tổ chức thi công phù hợp đảm bảo ATGT.

Thông tin trước đó cho biết, dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 141 ngày 21/1/2020, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Quyết định số 471 ngày 15/4/2022. Dự án cũng đã được Bộ GTVT, Bộ TN&MT cùng các Bộ, ngành T.Ư thẩm định, thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, thiết kế kỹ thuật…

Bùi Hằng

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM đã sẵn sàng thực hiện Vành đai 3. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công
Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.