Thứ ba, 25/03/2025 09:38 (GMT+7)
Thứ ba, 17/12/2024 09:04 (GMT+7)

TP Hồ Chí Minh tăng phí dịch vụ thoát nước

Theo dõi KTMT trên

Phí dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải áp dụng từ đầu năm 2025 tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ tăng 5%, từ 25% lên 30% trên đơn giá cấp nước, chưa tính thuế.

TP Hồ Chí Minh tăng phí dịch vụ thoát nước - Ảnh 1
Ảnh minh họa

Theo đó, từ ngày 1/1/2025, tiền dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải tại TPHCM sẽ tăng thêm 5% so với mức hiện nay (từ 25% lên 30%) tính trên đơn giá cấp nước (đơn giá này chưa bao gồm thuế GTGT).

Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (Sawaco) sẽ tổ chức thu hộ tiền dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải thông qua hóa đơn tiền nước, căn cứ khối lượng nước sạch tiêu thụ hàng tháng đối với các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình có hoạt động xả nước thải sinh hoạt vào hệ thống thoát nước, nguồn tiếp nhận như sông suối, kênh rạch, ao hồ, đầm phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất có sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung của Sawaco.

Nguồn thu tăng thêm này sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước để sử dụng cho các mục đích đầu tư, duy trì, phát triển hệ thống thoát nước.

Trước đó, từ ngày 15/11/2019, giá bán nước sạch ở thành phố giai đoạn 2019-2022 đã tăng trung bình 5-7% mỗi năm, sau đề xuất của Sawaco. Đơn vị này cho biết giá nước từ năm 2013 đến 2019 chưa được điều chỉnh khiến tình hình tài chính bị ảnh hưởng khi phải đảm bảo, duy trì tỷ lệ 100% hộ dân được sử dụng nước sạch và thực hiện "nhiệm vụ chính trị, an sinh xã hội".

Hiện nay, giá nước sạch tại TP Hồ Chí Minh theo định mức thấp nhất cho hộ gia đình sử dụng 4 m3/người, mỗi tháng là 6.700 đồng/m3; định mức 4 - 6 m3 là 12.900 đồng/m3; từ 6 m3 trở lên là 14.900 đồng/m3.

Cơ quan hành chính sự nghiệp, đoàn thể giá 13.000 đồng/m3. Đơn vị sản xuất giá 12.100 đồng/m3. Đơn vị kinh doanh, dịch vụ giá 21.300 đồng/m3.

Minh Thành

Bạn đang đọc bài viết TP Hồ Chí Minh tăng phí dịch vụ thoát nước. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sắp áp hạn ngạch phát thải cho 150 doanh nghiệp lớn nhất
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.
Năm 2024 ghi nhận nhiệt độ toàn cầu cao nhất lịch sử
Theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên Hợp Quốc, nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2024 cao hơn 1,55 độ C so với mức nhiệt ghi nhận trong thời kỳ tiền Cách mạng Công nghiệp (1850-1900) và vượt qua mức tăng kỷ lục của năm 2023.

Tin mới

Giá dừa tăng phi mã
Trên thị trường, hiện giá dừa tươi tăng 110-120%, trong khi dừa khô tăng 150%. Nguyên nhân chính từ nhu cầu của Trung Quốc và sự sụt giảm sản lượng do hạn hán.