Thứ bảy, 23/11/2024 16:16 (GMT+7)
Thứ sáu, 05/06/2020 15:52 (GMT+7)

Tối 5/6, rạng sáng 6/6, nguyệt thực nửa tối lần thứ hai trong năm xuất hiện

Theo dõi KTMT trên

Trong đêm nay (tối 5/6), rạng sáng 6/6, nguyệt thực nửa tối lần thứ 2 trong năm 2020 sẽ xuất hiện, những người yêu thích thiên văn ở Việt Nam có thể dễ dàng quan sát hiện tượng này trực tiếp.

Trước đó, ngày 11/1, nguyệt thực nửa tối đã xuất hiện lần đầu trong năm 2020 ở Việt Nam. Nguyệt thực nửa tối đêm nay (tối 5/6, rạng sáng 6/6) sẽ là lần thứ hai. Theo đó, hiện tượng thiên nhiên này sẽ bắt đầu vào khoảng 00h45 rạng sáng thứ Bảy (ngày 6/6) và có khả năng đạt cực đại vào lúc 02h25 và kết thúc vào 04h04 ngày 6/6.

Tối 5/6, rạng sáng 6/6, nguyệt thực nửa tối lần thứ hai trong năm xuất hiện - Ảnh 1
Rạng sáng 06/06, nguyệt thực nửa tối sẽ lại xuất hiện ở Việt Nam, người dân có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. (Ảnh minh họa)

Sau lần này, nguyệt thực nửa tối sẽ xuất hiện lần cuối cùng trong năm 2020 vào ngày 30/11.

Theo các nhà khoa học, nguyệt thực nửa tối lần này khá dễ thấy, nhưng sẽ khó quan sát nếu bạn không canh thời điểm nó vừa bắt đầu hay lúc nó dần kết thúc để thấy được chiếc bóng mờ chầm chậm xâm chiếm rồi rời đi. Nếu chỉ quan sát khoảnh khắc "đỉnh", bạn chỉ thấy được một mặt trăng tối hơn bình thường.

Các quốc gia ở châu Phi, châu Đại Dương, một phần lớn châu Á, châu Âu và vùng bờ biển phía Đông Nam Mỹ sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng lần nguyệt thực nửa tối này. Vì vậy, những người yêu thích có thể dễ dàng quan sát được hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này ngay tại Việt Nam.

Khác với nhật thực, nguyệt thực hoàn toàn vô hại cho mắt nên bạn có thể quan sát bằng mắt thường. Tuy nhiên, một chiếc kính thiên văn hoặc ống nhòm nhỏ sẽ hỗ trợ tốt hơn cho việc quan sát, đem lại những trải nghiệm tốt hơn.

Cũng trong tháng, vào ngày 21/6 tới đây sẽ diễn ra nhật thực một phần.

Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau, với Trái Đất ở giữa.

Có ba loại nguyệt thực bao gồm nguyệt thực toàn phần, một phần và nửa tối. Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng sẽ có màu đỏ đồng hoặc màu cam sẫm.

Nguyệt thực một phần xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên đường gần thẳng. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng bị khuyết đi một phần. Có thể nhìn thấy bóng của Trái Đất màu đen (hoặc màu đỏ sẫm) đang che khuất Mặt Trăng. Trong quá trình nguyệt thực toàn phần, nguyệt thực một phần có thể xuất hiện trước và sau khi nguyệt thực toàn phần.

Nguyệt thực nửa tối xảy ra khi Mặt Trăng đi qua vùng nửa tối của Trái Đất. Lúc này Mặt Trăng sẽ mờ và tối đi.

Nguyên Đỗ

Bạn đang đọc bài viết Tối 5/6, rạng sáng 6/6, nguyệt thực nửa tối lần thứ hai trong năm xuất hiện. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới