Trước phiên đàm phán thuế quan với Hoa Kỳ, Thủ tướng đã đưa ra nhiệm vụ cho các bộ, ngành giải quyết ngay các vấn đề mà Hoa Kỳ đang quan tâm, đặc biệt tập trung vào lĩnh vực thương mại và đầu tư.
Ngành sản xuất của Việt Nam có dấu hiệu suy rõ rệt trong tháng 4, nguyên nhân chính do chịu tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ, theo báo cáo mới nhất của S&P Global.
Thủ tướng cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên Mỹ đồng ý đàm phán về chính sách thuế đối ứng. Theo đó, phiên đàm phán đầu tiên với Mỹ dự kiến diễn ra vào ngày 7/5.
Đoàn đàm phán cấp kỹ thuật của Việt Nam đã đến Mỹ để thảo luận về thuế đối ứng và quan hệ thương mại song phương. Mỹ đánh giá cao Việt Nam, thể hiện thiện chí hợp tác qua các cuộc họp cấp cao, mở ra cơ hội đàm phán thuận lợi.
Thủ tướng yêu cầu bộ, ngành liên quan xây dựng phương án cụ thể, Bộ Công Thương tập hợp và hoàn thành các phương án đàm phán thương mại với Hoa Kỳ trong ngày mai (30/4).
Theo Tham tán Thương mại Việt Nam tại Mỹ, Việt Nam nằm trong nhóm các nước Mỹ ưu tiên đàm phán về thuế quan đối ứng, cùng với Ấn Độ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia.
Ngay sau khi ông Trump công bố chính sách thuế đối ứng ngày 2/4, giá dầu giảm cùng quy định phải dự trữ tối thiểu đã khiến Petrolimex thiệt hại 1.300 tỷ đồng.
Theo Văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ, cuộc họp trực tuyến giữa ông Jamieson L. Greer và Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hôm 23/4 là "hiệu quả" để thảo luận về quan hệ thương mại song phương hai nước.
Theo Reuters, Trung Quốc đã miễn trừ mức thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ, làm nhen nhóm hi vọng giảm căng thẳng thuế quan giữa hai nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chuẩn bị kịch bản đàm phán thuế quan với Mỹ, nhấn mạnh nguyên tắc 'lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ' sau khi Việt Nam đã cắt giảm thuế 0% cho một số mặt hàng của Hoa Kỳ.
Trong tuần giao dịch từ 14-20/4, sau giai đoạn lao dốc mạnh, giá nhiều mặt hàng nhóm năng lượng, nguyên liệu công nghiệp đã bật tăng mạnh, nhất là hai mặt hàng dầu và cà phê.
Cục Thống kê khuyến nghị doanh nghiệp tiếp tục thương lượng với các đối tác để thích ứng với thay đổi và đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn.
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tiếp diễn, Việt Nam có cơ hội mở rộng xuất khẩu và thu hút chuỗi cung ứng nếu tận dụng tốt lợi thế cạnh tranh hiện có.
Trung Quốc vừa nâng thuế chống bán phá giá với hàng hóa Mỹ lên 125%, làm dấy lên lo ngại về làn sóng trả đũa thương mại trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu.