Thứ sáu, 11/04/2025 02:26 (GMT+7)
Thứ ba, 25/02/2020 13:21 (GMT+7)

Thủ tướng yêu cầu các Bộ tháo gỡ vướng mắc cho ngành đường sắt

Theo dõi KTMT trên

Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính cùng các bộ, ngành liên quan thống nhất có giải pháp khẩn trương tháo gỡ vướng mắc về kinh phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

Thủ tướng yêu cầu các Bộ tháo gỡ vướng mắc cho ngành đường sắt - Ảnh 1
Việc 'treo' dự toán khiến Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng chậm trả lương cho 11.000 lao động.

Chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về giao ngân sách nhà nước thực hiện việc quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hủ tướng nhấn mạnh, an ninh an toàn đường sắt là vấn đề rất quan trọng, liên quan đến tính mạng, tài sản của nhân dân.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính cùng các bộ, ngành liên quan thống nhất có giải pháp khẩn trương tháo gỡ vướng mắc về kinh phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, không được để ảnh hưởng đến đời sống người lao động;

Ngành đường sắt có nhiều đặc thù, chịu sự chi phối của nhiều luật như Luật Ngân sách, Luật Quản lý sử dụng tài sản công, Luật Đường sắt; có hệ thống đường ngang, lối đi tự mở qua đường sắt phức tạp.

Bên cạnh đó, phải bảo đảm thực hiện đúng, tuân thủ quy định pháp luật, trường hợp cần thiết, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

Trước đó, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thông tin về việc ngành đường sắt có thể sẽ phải đóng cửa do hoạt đọng kinh doanh khó khăn. Trong khi đó, do vướng mắc trong quản lý sau khi Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, từ đầu năm 2020 đến nay, hơn 11.000 người lao động trong ngành đường sắt chưa có tiền lương dẫn đến nguy cơ phải dừng chạy tàu.

Theo ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, doanh nghiệp này thay mặt Nhà nước quản lý hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt, nhưng khi chuyển về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước thì chỉ chuyển doanh nghiệp với quản lý vốn chủ sở hữu doanh nghiệp về, còn hạ tầng vẫn đang do Bộ GTVT quản lý, dẫn đến tình trạng "đầu đi, chân ở lại". Khi chuyển Tổng công ty về Ủy ban lại chưa thiết kế được đồng bộ hành lang pháp lý, dẫn đến vướng mắc ngay, nhất là gói 7.000 tỉ đồng vốn trung hạn, dự kiến ban đầu sẽ giao Tổng công ty làm chủ đầu tư. Trước đây, tổng công ty vẫn được Nhà nước giao dự toán hàng năm để duy tu, bảo dưỡng hạ tầng đường sắt. Mức dự toán giao động từ 2.800-3.000 tỉ đồng/năm. Nhưng sau khi chuyển tổng công ty về Ủy ban thì không được giao nữa.

Việc "treo" dự toán khiến Tổng công ty Đường sắt Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt hay quản lý vốn nên đã thiếu tính chủ động và phá vỡ điều hành tập trung thống nhất trong đảm bảo an toàn, chạy tàu thông suốt. Đây cũng là nguyên nhận dẫn tới việc chưa thể trả lương cho người lao động và có thể dẫn tới khả năng phải dừng chạy tàu.

Nhật My

Bạn đang đọc bài viết Thủ tướng yêu cầu các Bộ tháo gỡ vướng mắc cho ngành đường sắt. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Giá xăng giảm hơn 1.700 đồng/lít
Giá xăng, dầu giảm mạnh trong kỳ điều chỉnh hôm nay (10/4). Nguyên nhân do Mỹ công bố mức thuế cao đối với hàng hóa của nhiều đối tác thương mại, tồn kho dầu thô của Mỹ tăng, xung đột quân sự giữa Nga với Ukraine vẫn tiếp diễn.
Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Làng Sen 2025
Hướng tới chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), UBND tỉnh Nghệ An và Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nghệ An tổ chức họp báo tổ chức Lễ hội Làng Sen năm 2025 và khánh thành tượng đài "Bác Hồ về thăm quê".
VPBank tung gói ưu đãi lãi suất cho chủ hộ kinh doanh
Nhằm tiếp sức nguồn vốn và tạo đà tăng trưởng bền vững cho hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) chính thức triển khai chương trình ưu đãi lãi suất hấp dẫn bậc nhất thị trường, với gói vay kinh doanh thế chấp...