Thứ sáu, 29/03/2024 06:52 (GMT+7)
    Thứ sáu, 14/05/2021 06:39 (GMT+7)

    Thị trường bất động sản gặp khó vì dịch Covid-19

    Theo dõi KTMT trên

    Dịch Covid-19 bùng phát, tạo ra những cung bậc thăng trầm của thị trường bất động sản (BĐS), khiến nhà đầu tư “mắc cạn”, doanh nghiệp địa ốc “khóc ròng” bởi việc bán sản phẩm BĐS bị ngưng trệ, còn nhà môi giới thì... thất nghiệp.

    Người mua “mắc cạn”

    Thời gian vừa qua, giá đất một số khu vực trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận đã đồng loạt tăng giá. Nhiều dự án, khu dân cư hay đất nông nghiệp tăng giá theo từng ngày. Mỗi đợt tham dự mở bán, nhà đầu tư không ngần ngại xuống tiền, sẵn sàng “ôm” sản phẩm để chờ cơ hội sang tay lại kiếm lời. Vừa qua, cơn đại dịch Covid-19 lần thứ tư lại bất ngờ bùng phát, các chuyên gia BSĐ dự báo, đợt dịch này sẽ tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường BĐS nói chung trong thời gian tới.

    Hồi đầu tháng 2/2021, trước “cơn sốt” đất ở khu vực Hồ Tràm (xã Thắng Hải, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận), anh Trần Tâm (ngụ quận Tân Bình, TP.HCM) đã cùng bạn bè nghĩ ngay đến việc “lướt sóng” trong vài tháng để kiếm lời. Thời điểm này, một lô đất nông nghiệp có diện tích 500 m2 được rao bán với giá hơn 1 tỉ đồng, nghe lời “cò” đất tư vấn, nếu mua liền 2 lô, “găm” vài tháng sẽ bán ở mức lời phân nửa.

    Nghĩ khu vực này đang có nhiều dự án nghỉ dưỡng ven biển đang san lấp, xây dựng, anh Tâm quyết định “xuống tiền” mua liền 2 lô. “Hơn 1 tháng sau khi mua đất, tôi tìm mọi cách bán huề vốn nhưng vẫn không có người mua. Giờ đây dịch tiếp tục ập tới, thị trường BĐS đột ngột “đóng băng” nên chỉ biết để đất đó, mong dịch đi qua, thị trường hồi phục là tôi chuyển nhượng để mong thu hồi lại vốn”, anh Tâm nói.

    Chuyên gia kinh tế Trần Nguyên Đán - Trường Đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng, các nhà đầu tư cần cẩn trọng trước những thông tin không chính thức về những dự án. Gần đây nhất, giới đầu cơ đất còn hướng đến các đề án quy hoạch địa phương từ xã thành thị trấn, từ huyện thành thị xã, từ thị xã thành thành phố, những thông tin không chính thức được tung ra theo kiểu “tin đồn” đã đẩy giá đất tăng cao. Khi thông tin được “rò rỉ” ra bên ngoài thì cũng đến lúc giới đầu cơ ngồi “rung đùi” thu tiền về sau thời gian gom hàng chờ thời, đó là chưa nói đến câu chuyện khu vực đó có hợp với quy hoạch hay không, đất được lên thổ cư hay là trồng cây lâu năm…

    Thị trường bất động sản gặp khó vì dịch Covid-19 - Ảnh 1
    Thi công một dự án ở huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. (Ảnh minh họa)

    Môi giới “khóc ròng”

    Không những nhà đầu tư nhỏ lẻ “mắc cạn”, nhiều nhà môi giới cũng “khóc ròng” trước cơn đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại. Ông Hòa, Giám đốc một sàn giao dịch BĐS (quận Bình Thạnh, TP.HCM) trần tình: “Nếu dịch bệnh kéo dài, có thể một số nhân viên môi giới phải chuyển nghề khác để mưu sinh. Hiện, chúng tôi đã nghĩ tới việc cắt giảm nhân sự, do các buổi ra mắt, mở bán sản phẩm BĐS phải tạm dừng. Dịch bệnh gần 2 năm qua đã khiến dòng tiền luân chuyển trên thị trường tài chính giảm mạnh, người mua “cố thủ” và có tâm lý ngại khi xuống tiền mua BĐS”.

    Chị Bình, nhân viên môi giới của một công ty BĐS tại TP.HCM cho biết: “Cách đây 2 tháng, các sàn giao dịch BĐS khu vực quận 12, huyện Hóc Môn, Bình Chánh bán hàng rất chạy, thì nay lại “đứng hình”. Có những ngày, tôi bán liền vài lô đất cho các khách hàng đến từ nhiều tỉnh, thành lân cận nhưng hơn một tuần qua, dịch bệnh Covid-19 bùng phát, nhiều khách đã đặt cọc nay sẵn sàng hủy cọc để bảo toàn vốn. Công ty phải thuyết phục, thậm chí nài nỉ nhưng khách hàng vẫn nhất định hủy hợp đồng”.

    Đồng cảnh ngộ, anh Bảo, một nhân viên môi giới ở TP. Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) nói: “Nhân viên môi giới ngoài việc bán hàng trung gian hưởng “hoa hồng” còn đóng vai trò là một nhà đầu cơ theo kiểu… “lướt sóng”. Tháng 2 vừa qua, tôi cùng một số nhân viên khác hùn tiền mua mảnh đất vườn 2.000 m2 ở huyện Hàm Tân, Bình Thuận, hợp đồng đặt cọc 20% giá trị khu đất và trong vòng 3 tháng phải bán ra, nếu quá hạn, chúng tôi phải mất tiền cọc. Dịch Covid-19 bùng phát, bán ra không được, mới đây, chúng tôi phải thương lượng với chủ đất để có hướng tháo gỡ”.

    Trước việc dịch Covid-19 lại bùng phát, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) cho rằng, BĐS lâu nay luôn là kênh đầu tư hấp dẫn nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro, nhất là trong bối cảnh như hiện nay. Năm 2020, kinh tế bị dịch Covid-19 “tàn phá” nặng nề, nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến việc lựa chọn các kênh đầu tư cũng trở nên khó khăn hơn. Song, HoREA luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp BĐS để có giải pháp tồn tại, duy trì sự phát triển.

    “Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đã và đang ảnh hưởng đến việc đầu tư - kinh doanh BĐS, nhiều doanh nghiệp địa ốc và các nhà đầu tư nhà đất đã phải “thốt” lên rằng, chưa bao giờ thị trường BĐS lại gặp tình cảnh “bi đát” như hiện nay. Nếu như trước đây, đầu tư - kinh doanh BĐS nói chung và đầu tư nhà đất nói riêng được xem là một trong những kênh dễ “hái” ra tiền thì hiện nay không còn dễ dàng như vậy nữa”.

    Chuyên gia kinh tế Trần Nguyên Đán

    Đình Du

    Bạn đang đọc bài viết Thị trường bất động sản gặp khó vì dịch Covid-19. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

    Tin mới

    Khang Điền nói gì về việc lợi nhuận kinh doanh giảm?
    Theo báo cáo tài chính, tình hình kinh doanh năm 2023 của Công ty Cổ phần Đầu tư và nhà Khang Điền ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong năm chỉ đạt 730 tỷ giảm hơn 42,7% so với năm trước và hàng tồn kho của đơn vị cũng tăng hơn 50% so với đầu năm.
    ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công
    Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.