Thứ năm, 09/05/2024 02:34 (GMT+7)
Thứ tư, 01/11/2023 15:00 (GMT+7)

Thái Nguyên: Thêm 5 làng nghề chè được công nhận

Theo dõi KTMT trên

5 làng nghề chè mới được công nhận gồm: Làng nghề chè xóm Chằm 7A và Làng nghề chè xóm Chằm 7C, xã Minh Đức; Làng nghề chè xóm Văn Trường, xã Sơn Phú; Làng nghè chè xóm Kim Lan, xã Yên Lạc, Phú Lương; Làng nghề chè xóm Khe Mong, xã Văn Lăng, Đồng Hỷ.

Như vậy, tính đến nay toàn tỉnh Thái Nguyên có 277 làng nghề được công nhận (184 làng nghề truyền thống và 93 làng nghề).

Trong số 277 làng nghề, có 256 làng nghề chè; 7 làng nghề chế biến nông sản; 11 làng nghề đồ gỗ, mây tre đan, dệt mành cọ và 3 làng nghề sinh vật cảnh. Các làng nghề đã giải quyết việc làm cho hơn 42 nghìn lao động với mức thu nhập bình quân từ 4,5 - 5 triệu đồng/ tháng.

Thái Nguyên: Thêm 5 làng nghề chè được công nhận - Ảnh 1
Thái Nguyên là tỉnh có diện tích trồng chè dẫn đầu cả nước, với gần 25.000ha.

Trong thời gian qua, công tác bảo tồn và phát triển làng nghề luôn được tỉnh Thái Nguyên quan tâm, chỉ đạo. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 25/QĐ-UBND ngày 10/01/2023 ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2022 - 2030; các sở, ban ngành của tỉnh và UBND các huyện, thành phố đã xây dựng và triển khai các văn bản hướng dẫn, các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nhằm cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất và các hộ dân sống trong làng nghề.

Qua đó, bước đầu góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người dân; nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã trong làng nghề đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3,4 sao, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu.

Thái Nguyên là tỉnh có diện tích trồng chè dẫn đầu cả nước, với gần 25.000ha. Để nâng “chất” sản phẩm chè, Hội Chè Thái Nguyên đã phối hợp với Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) tỉnh tổ chức nhiều lớp tập huấn sản xuất chè theo hướng hữu cơ.

Thái Nguyên: Thêm 5 làng nghề chè được công nhận - Ảnh 2
Nhiều giải pháp để phát triển thương hiệu trà Thái Nguyên đã được đưa ra.

Nhằm từng bước chuyển đổi nhận thức của người dân từ canh tác chè truyền thống sang sản xuất chè theo hướng hữu cơ, thời gian qua, Hội Chè Thái Nguyên luôn chú trọng chuyển giao quy trình trồng chè đạt tiêu chuẩn hữu cơ cho người dân. Mới đây nhất là lớp tập huấn “Sản xuất chè hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” tại thị trấn Sông Cầu (Đồng Hỷ).

Chia sẻ với báo chí bà Nguyễn Thị Ngà, Chủ tịch Hội Chè Thái Nguyên, cho biết: Nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm chè trên thị trường trong nước và quốc tế, tỉnh Thái Nguyên sản xuất chè hữu cơ từ năm 1998 và đã đạt tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế IFOAM. Nhưng vì không có thị trường tiêu thụ nên mô hình này không duy trì được. Cho đến nay, diện tích chè hữu cơ trên địa bàn tỉnh mới đạt 65ha, trong đó có 60ha đạt tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam và 5ha đạt tiêu chuẩn hữu cơ IFOAM.

Nguyên Mạnh

Bạn đang đọc bài viết Thái Nguyên: Thêm 5 làng nghề chè được công nhận. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá cà phê hôm nay 8/5: Đi ngang
Cập nhật giá cà phê thế giới và trong nước mới nhất hôm nay ngày 8/5. Giá cà phê hôm nay 8/5 tại các vùng trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam.

Tin mới

“Xanh hóa” bao bì thực phẩm, nói dễ khó làm!
“Xanh hóa” bao bì thực phẩm không chỉ là xu hướng mà còn là sự chuyển đổi chiến lược của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu về môi trường. Tuy nhiên, quá trình xanh hóa đòi hỏi nguồn vốn, thời gian, cũng như nâng cao trình độ nguồn nhân lực.