Thứ hai, 03/02/2025 12:44 (GMT+7)
Thứ hai, 03/02/2025 09:19 (GMT+7)

Thái Nguyên rộn ràng Lễ hội đầu Xuân

Theo dõi KTMT trên

Cùng với hoạt động du xuân đầu năm, một số địa phương trong tỉnh Thái Nguyên cũng tổ chức hội xuân. Đây là hoạt động thường niên được tổ chức vừa để chào đón năm mới, vừa tạo sân chơi, cũng như đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, kích cầu du lịch…

Những lễ hội dân gian truyền thống đã trở thành nét đẹp văn hóa của dân tộc mỗi dịp đầu năm, xuân mới. Tại Thái Nguyên các lễ hội đầu Xuân được diễn ra như Lễ hội đình - đền - chùa Cầu Muối (Phú Bình); Lễ hội Núi Văn - Núi Võ, nhằm tưởng nhớ, tri ân công lao của vị Anh hùng dân tộc - Thượng tướng quân Lưu Nhân Chú; Lễ hội Đền Đuổm (Phú Lương); Lễ hội Lồng Tồng (Định Hóa)… Các lễ hội này từ lâu đã trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, mang tính tâm linh và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Thái Nguyên rộn ràng Lễ hội đầu Xuân - Ảnh 1
Ngày 1/2 (mùng 4 Tết Ất Tỵ), xã Văn Yên (Đại Từ) tổ chức Lễ hội Núi Văn - Núi Võ, nhằm tưởng nhớ, tri ân công lao của vị Anh hùng dân tộc - Thượng tướng quân Lưu Nhân Chú. 

Lễ hội Núi Văn - Núi Võ được tổ chức vào mùng 4 Tết Ất Tỵ  được chọn là lễ hội khai hội mùa Xuân của huyện Đại Từ. Đây không chỉ là lễ hội mở đầu mùa lễ hội Xuân Ất Tỵ 2025 của huyện Đại Từ, cầu cho một năm mới an lành, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, quốc thái dân an, mà còn là hoạt động thể hiện lòng thành kính, tri ân đối với công lao to lớn của các vị Anh hùng dân tộc.

Núi Văn - Núi Võ ngày nay thuộc xã Văn Yên, được biết đến là nơi đã từng được vị tướng tài ba Lưu Nhân Chú - một trong những vị công thần khai quốc của triều đại hậu Lê vào thế kỷ thứ XV chọn làm nơi chiêu tập, rèn luyện binh sĩ.

Cũng trong ngày 1/2 (tức ngày mùng 4 tháng Giêng), huyện Phú Bình tổ chức Lễ Khai hội đình - đền - chùa Cầu Muối xuân Ất Tỵ 2025.

Cụm Di tích đình - đền - chùa Cầu Muối nằm trên địa bàn xóm Cầu Muối, xã Tân Thành (huyện Phú Bình), được xây dựng từ năm 1719, thời hậu Lê, đời vua Lê Dụ Tông. Cụm Di tích gồm: Đình Cầu Muối, đền Thượng, đền Công Đồng và chùa Linh Sơn Tự. Đình Cầu Muối nằm ở vị trí trung tâm của cụm di tích, là nơi thờ thần Thành Hoàng làng Cao Sơn Quý Minh Đại Vương Dương Tự Minh - người có công lớn trong việc bảo vệ biên cương phía Bắc của Đại Việt vào thế kỷ XII.

Thái Nguyên rộn ràng Lễ hội đầu Xuân - Ảnh 2
Màn trống hội tại Lễ Khai hội.

Nằm bên cạnh đình Cầu Muối là chùa Cầu Muối (Linh Sơn Tự); chùa được xây dựng trên một ngọn đồi thoai thoải, thờ các vị Phật, Bồ Tát trong Phật giáo; phía trước cửa chùa là lầu chuông, lầu trống, lư hương đá cùng tượng cá chép vượt vũ môn chiếu rồng Tam Bảo; chùa hiện lưu giữ cây hương đá tứ diện Linh Sơn Tự được lập vào năm 1719.

Nằm cách đó khoảng 150 m là đền Công Đồng, tọa lạc trên một quả đồi cao khoảng 50m so với mặt bằng của đình và chùa. Đây là nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh - một trong 4 vị "Tứ bất tử" của Việt Nam, cùng các vị thần linh trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ của Việt Nam. Cùng với đó là đền Thượng, nằm trên đỉnh một ngọn đồi cao hơn 300 m so với mặt đất, cách đền Công Đồng khoảng 300 m theo hướng Tây Bắc, thờ Mẫu Thượng Ngàn.

Thái Nguyên rộn ràng Lễ hội đầu Xuân - Ảnh 3
Nghi thức Tế lễ là một trong những nghi thức quan trọng được thực hiện tại Lễ Khai hội.

Năm 2005, Di tích đình - đền - chùa Cầu Muối được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh. Hiện nay, Di tích không chỉ là nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng của Nhân dân trong vùng mà còn là nơi ghi dấu nhiều sự kiện trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của Nhân dân huyện Phú Bình. Lễ hội đình - đền - chùa Cầu Muối được tổ chức hằng năm vào dịp đầu Xuân để tưởng nhớ công lao của các anh hùng đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc; đồng thời cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.

Nguyên Mạnh

Bạn đang đọc bài viết Thái Nguyên rộn ràng Lễ hội đầu Xuân. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tết xa đằm vị quê nhà
Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đều tạm gác lại những lo toan, bộn bề của cuộc sống để cùng nhau chuẩn bị một cái Tết ấm cúng, trọn vẹn.
Đón Tết nơi đất Tổ Vua Hùng
Những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, niềm vui hân hoan đón chào năm mới rộn ràng khắp mọi nơi. Chúng tôi có dịp được về mảnh đất được mệnh danh là đất Tổ Hùng Vương - Phú Thọ, cội nguồn dân tộc Việt Nam nơi hội tụ, nơi sinh sống của 34 dân tộc anh em.

Tin mới

Thái Nguyên rộn ràng Lễ hội đầu Xuân
Cùng với hoạt động du xuân đầu năm, một số địa phương trong tỉnh Thái Nguyên cũng tổ chức hội xuân. Đây là hoạt động thường niên được tổ chức vừa để chào đón năm mới, vừa tạo sân chơi, cũng như đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, kích cầu du lịch…
Du lịch cả nước sôi động dịp Tết Ất Tỵ
Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25/01 - 02/02/2025), ngành Du lịch cả nước ước đón và phục vụ 12,5 triệu lượt khách nội địa (tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2024), số lượng khách quốc tế đến tăng cao ở nhiều địa phương.
Rạng rỡ Việt Nam
Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết với tiêu đề "RẠNG RỠ VIỆT NAM".
Hướng ra biển là thịnh vượng
Phát triển kinh tế biển xanh là nền tảng hướng đến sự phát triển bền vững và thịnh vượng nhằm hiện thực hóa mục tiêu đưa nước ta thành quốc gia mạnh về biển.