Thứ sáu, 22/11/2024 02:38 (GMT+7)
Thứ tư, 22/03/2023 09:05 (GMT+7)

Thái Nguyên: Chú trọng việc cấp phép, sử dụng vật liệu nổ

Theo dõi KTMT trên

UBND tỉnh Thái Nguyên vừa có công văn về tăng cường công tác quản lý về hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến các loại khoáng sản; đặc biệt quan tâm chú ý vấn đề cấp phép, quản lý, kiểm tra sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong khai thác.

Tăng cường quản lý về lĩnh vực năng lượng

Nhiều nội dung quan trọng đã được nhấn mạnh trong công văn số 1098/UBND-TH ngày 17/3 của UBND tỉnh Thái Nguyên về tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng trên địa bàn.

Theo đó, UBND tỉnh nhận được Công văn số 24/ĐĐBQH-VP ngày 10/3/2013 của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng trên địa bàn tỉnh.

Thái Nguyên: Chú trọng việc cấp phép, sử dụng vật liệu nổ - Ảnh 1
Việt Nam xác định tiết kiệm năng lượng là một trong những trụ cột quan trọng trong phát triển bền vững và cần được coi như “nguồn năng lượng đầu tiên”, “kinh tế nhất”, “rẻ nhất” để tăng cường nguồn cung năng lượng.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, bám sát các văn bản của Trung ương, Chính phủ, bộ ngành để tham mưu cho tỉnh triển khai, thực hiện hiệu quả trong công tác quản lý đúng quy định, đảm bảo nhu cầu về năng lượng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết 55/NQ-TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Giao Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có liên quan: Tăng cường công tác quản lý về hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến các loại khoáng sản; đặc biệt quan tâm chú ý vấn đề cấp phép, quản lý, kiểm tra sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong khai thác, đảm bảo chấp hành nghiêm quy định của pháp luật.

Đề nghị Công ty Điện lực Thái Nguyên ứng dụng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại, thực hiện chuyển đổi số, phát triển hạ tầng lưới điện hiện đại, đồng bộ và thông minh, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định cho các doanh nghiệp và người dân, đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa, khu vực xa trung tâm.

Nhiều mỏ đá nổ mìn gây mất an toàn, ô nhiễm môi trường

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có gần 20 mỏ đá được cấp phép hoạt động. Trong số đó, không ít mỏ trong quá trình hoạt động đã khai thác không đúng thiết kế nên khi nổ mìn gây mất an toàn, ô nhiễm môi trường. Vì vậy, thời gian qua, cơ quan chức năng của tỉnh đã tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và tạm dừng cấp phép vật liệu nổ đối với các mỏ này.

Qua tìm hiểu được biết, Mỏ đá Hang Trai 1, xóm Tân Đô, xã Hòa Bình (Đồng Hỷ) bị tạm dừng cấp phép vật liệu nổ từ tháng 6/2022. Nguyên nhân là do đơn vị không thực hiện khai thác cắt tầng theo đúng thiết kế. Cùng với đó, Đoàn kiểm tra cũng chỉ ra một số vi phạm khác. Sau khi bị tạm dừng cấp phép vật liệu nổ, đơn vị đã chủ động khắc phục những tồn tại được chỉ ra.

Người dân xóm Làng Mới, nơi có mỏ đá Tập Trung (Đồng Hỷ) cho biết: Từ khi doanh nghiệp tiến hành khai thác mỏ đời sống, người dân trong xóm bị ảnh hưởng rất lớn. Sau khi Đoàn liên ngành của tỉnh kiểm tra thực tế, phát hiện nhiều vi phạm của mỏ (trong đó có việc khai thác không đúng thiết kế được phê duyệt), cơ quan chức năng đã tạm dừng cấp vật liệu nổ đối với mỏ từ cuối tháng 6/2022 đến nay, cuộc sống của người dân mới đỡ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm bụi và đá bay.

Theo quy định, tất cả các mỏ đá phải khai thác cắt tầng (từ trên xuống), nhưng phần lớn các mỏ đá thực hiện từ dưới chân theo kiểu “đánh hàm ếch”, vì mỗi khi nổ mìn, lượng đá sụt xuống nhiều hơn. Việc này sẽ gây mất an toàn và lượng bụi phát tán xa, rất khó xử lý bằng vòi phun nước. 

Việc các cơ quan chức năng tăng cường quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm những vi phạm của các mỏ hoạt động nhưng không tuân thủ các quy định sẽ  ngăn ngừa tình trạng mất an toàn lao động, giảm tác động tiêu cực đến môi trường.

Theo ông Trần Viết Ngãi – Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam chia sẻ: “Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được Quốc hội thông qua ngày 28/6/2010, sau đó Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định giao cho một số ngành kinh tế triển khai thực hiện và Bộ Công Thương đã ban hành một số thông tư hướng dẫn. Trong Luật nêu khá đầy đủ các chương, các điều có ý nghĩa sâu sắc đề cập các vấn đề đối với ngành điện, ngành than, ngành dầu khí, năng lượng tái tạo, trong đó có cả các giải pháp, cơ chế chính sách để triển khai thực hiện...Tuy nhiên, đã 12 năm tính từ thời điểm Luật có hiệu lực nhưng kết quả thực thi rất hạn chế, chưa đạt được như kỳ vọng.

Thực trạng sử dụng năng lượng tại nhiều doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Mặc dù hầu hết các doanh nghiệp đã nhận thức được về vai trò của tiết kiệm năng lượng, nhưng từ nhận thức đến hành động vẫn còn có khoảng cách lớn. Bên cạnh đó vẫn còn không ít doanh nghiệp thực hiện các quy định theo kiểu đối phó, chưa thực sự quan tâm đến hiệu quả mà tiết kiệm năng lượng mang lại cho doanh nghiệp. Vì vậy, tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong các doanh nghiệp vẫn còn rất lớn, ước tính khoảng 20-30%”.

Nguyên Mạnh

Bạn đang đọc bài viết Thái Nguyên: Chú trọng việc cấp phép, sử dụng vật liệu nổ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới

Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản quy định tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản theo thẩm quyền quy định chi tiết việc thực hiện Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật.