Thứ tư, 01/05/2024 03:50 (GMT+7)
Chủ nhật, 24/11/2019 16:21 (GMT+7)

Tê giác Sumatra đã tuyệt chủng ở Malaysia

Theo dõi KTMT trên

Mới đây, các nhà động vật học tuyên bố, tê giác Sumatra đã tuyệt chủng ở Malaysia. Cá thể tê giác cuối cùng đã bị chết vì ung thư ở bang Sabah trên đảo Borneo của nước này.

Tê giác Sumatra đã tuyệt chủng ở Malaysia - Ảnh 1
Tê giác Iman đã bị khối u tử cung kể từ khi nó bị bắt vào tháng 3/2014. Ảnh: You Tube

“Cá thể tê giác có tên là Iman đã bị khối u tử cung kể từ khi nó bị bắt vào tháng 3/2014. Cái chết của Iman đến sớm hơn dự đoán, nhưng chúng tôi biết rằng nó bắt đầu chịu đựng nỗi đau đáng kể”, ông Augustine Tuuga, Giám đốc của Bộ phận động vật hoang dã Sabah cho biết.

Bà Christina Liew, Bộ trưởng môi trường Sabah nói thêm: “Mặc dù chúng tôi biết rằng điều này sẽ xảy ra sớm hơn là sau đó, nhưng chúng tôi rất buồn trước tin tức này”.

Iman đã thoát chết nhiều lần trong vài năm qua do mất máu đột ngột. Mỗi lần như vậy, các nhà động vật hoang dã đã tìm cách chăm sóc sức khỏe cho cá thể tê giác này. Họ cũng đã thu được các tế bào trứng của nó để hợp tác với các nhà khoa học khác tái tạo các loài cực kỳ nguy cấp thông qua các chương trình thụ tinh nhân tạo.

Trước đó, tê giác Sumatra đực cuối cùng của Malaysia đã chết vào tháng 5 và một con tê giác cái khác cũng chết trong điều kiện nuôi nhốt vào năm 2017. Những nỗ lực để nhân giống chúng cho đến nay đã tỏ ra vô ích.

Tê giác Sumatra là loài nhỏ nhất trong số các loài tê giác. Nó đã từng đi lang thang khắp châu Á cho đến tận Ấn Độ, nhưng số lượng của nó đã bị thu hẹp đáng kể do nạn phá rừng và săn trộm. Nhóm bảo tồn WWF ước tính chỉ còn khoảng 80 cá thể, chủ yếu sống trong tự nhiên ở Sumatra.

Theo nhóm bảo tồn International Rhino Foundation, sự cô lập của loài tê giác này khiến chúng hiếm khi sinh sản và có thể bị tuyệt chủng trong vài thập kỷ tới.

Danh sách đỏ của Liên minh Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên xác định Sumatra cùng tê giác Đen và Java đang bị đe dọa nghiêm trọng. Cả tê giác châu Phi và Sumatra đều có hai sừng, trong khi tê giác Ấn Độ và Java có một sừng.

Tê giác bị giết để lấy sừng được bán ở chợ đen vì nhiều người nghĩ rằng nó có tác dụng chữa bệnh. Sừng được họ nghiền nát và nuốt để điều trị sốt hoặc co giật, mặc dù chúng chỉ được làm chủ yếu từ keratin, cùng chất liệu tạo nên tóc và móng tay.

Bạn đang đọc bài viết Tê giác Sumatra đã tuyệt chủng ở Malaysia. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).