Chủ nhật, 06/10/2024 06:24 (GMT+7)
Thứ sáu, 14/02/2020 06:45 (GMT+7)

Tăng trưởng GDP trong 10 năm qua của Việt Nam

Theo dõi KTMT trên

Tăng trưởng GDP năm 2019 của Việt Nam đạt 7,02% so với năm 2018; mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 7,08% của năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng của các năm 2011-2017.

Tăng trưởng GDP trong 10 năm qua của Việt Nam - Ảnh 1

Kinh tế Việt Nam năm 2019 tiếp tục đánh dấu một năm khởi sắc trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại.

Căng thẳng thương mại giữa Mỹ-Trung và các vấn đề địa chính trị càng làm gia tăng đáng kể tính bất ổn của hệ thống thương mại toàn cầu.

Tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 7,02% so với năm 2018; trong đó quý 1 tăng 6,82%, quý 2 tăng 6,73%, quý 3 tăng 7,48% và quý 4 tăng 6,97%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra là từ 6,6-6,8%.

Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 7,08% của năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng của các năm 2011-2017.

Năm 2019, Việt Nam cũng đạt được nhiều thành tựu lớn trong việc ký kết các hiệp định thương mại tự do.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt gần 517 tỉ USD, tăng 7,6% so với năm 2018; lần đầu vượt ngưỡng 500 tỉ USD và là kết quả lịch sử, với giá trị xuất siêu đạt mức kỷ lục mới đạt 9,94 tỉ USD.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 263,45 tỉ USD, tăng 8,1%. Khu vực kinh tế trong nước năm qua đánh dấu sự phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lên tới 17,7%, cao hơn rất nhiều tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (4,2%).

Thanh Trà

Bạn đang đọc bài viết Tăng trưởng GDP trong 10 năm qua của Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Ngành Xây dựng Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Xuân Dũng bày tỏ mong muốn Vietnam Construction Awards 2024 và Diễn đàn Triển vọng ngành xây dựng Việt Nam sẽ là sự kiện hàng năm và là sân chơi để các doanh nghiệp xây dựng trao đổi, bàn luận các vấn đề nóng...
"Ăn rừng" từ bán tín chỉ carbon
Người xưa có câu “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, để nói về việc tàn phá rừng sẽ chịu hậu quả. Nhưng giờ đây, “ăn rừng” không còn “rưng rưng” nữa, nhờ tiềm năng bán tín chỉ carbon rừng. Đó là mục tiêu, động lực phát triển kinh tế xanh, bền vững.

Tin mới