Thứ sáu, 20/09/2024 14:10 (GMT+7)
Thứ bảy, 09/04/2022 16:00 (GMT+7)

Tại Nghệ An, điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng ra sao?

Theo dõi KTMT trên

Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An đã được Quốc hội thông qua.

Tại Nghệ An, HĐND tỉnh Nghệ An quyết định chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ đầu nguồn dưới 50 ha; đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên và quy mô dưới 500 ha;

Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sản xuất dưới 1.000 ha theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

Nghệ An được ủy quyền chuyển mục đích sử dụng một số loại đất rừng, đất trồng lúa

Nghị quyết cho phép Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 ha trở lên; đất trồng lúa 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên trở lên của tỉnh Nghệ An và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Tại Nghệ An, điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng ra sao? - Ảnh 1
Ảnh minh họa.

Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An quyết định chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ đầu nguồn dưới 50 ha; đất rừng sản xuất dưới 1.000 ha; đất trồng lúa 2 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

Việc quyết định chuyển mục đích sử dụng trên phải thực hiện công khai, lấy ý kiến người dân, đối tượng chịu sự tác động của việc chuyển đổi mục đích sử dụng và bảo đảm nguyên tắc, điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng, đất thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An quy định tại khoản 2 Điều này do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Về thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Phạm vi điều chỉnh:

Nghị quyết này quy định về thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển đổi đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Đối tượng áp dụng:

Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.

Điều 2. Mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa

Mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa = tỷ lệ phần trăm (%) (x) diện tích (x) giá của loại đất trồng lúa.

Trong đó:

1. Về tỷ lệ phần trăm (%) xác định số thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa được xác định theo từng khu vực cụ thể như sau:

a) Đối với thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các dự án đầu tư vào Khu kinh tế Đông Nam: Mức thu tính bằng 50% mức giá đất trồng lúa nước các thửa đất trồng lúa nước quy định tại bảng giá đất hàng năm;

b) Đối với thị xã Hoàng Mai, thị xã Thái Hòa, các huyện đồng bằng và miền núi thấp: Mức thu tính bằng 60% mức giá đất trồng lúa nước các thửa đất trồng lúa nước quy định tại bảng giá đất hàng năm;

c) Đối với các huyện miền núi cao: Mức thu tính bằng 70% mức giá đất trồng lúa nước các thửa đất trồng lúa nước quy định tại bảng giá đất hàng năm.

2. Diện tích: Là phần diện tích đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất phi nông nghiệp ghi cụ thể trong quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp của cơ quan có thẩm quyền.

3. Giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất của thửa đất chuyên trồng lúa nước đang được áp dụng tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành (bằng mức giá đất tại bảng giá nhân (x) với hệ số k của từng năm)

Trình tự, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An ban hành hướng dẫn một số nội dung về trình tự, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng như sau:

Phạm vi, đối tượng áp dụng và nguyên tắc áp dụng.

Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam có nhu cầu thực hiện việc chuyển đổi quy hoạch từ rừng này sang rừng khác; chuyển đổi mục đích đất lâm nghiệp thuộc quy hoạch rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất sang mục đích khác.

Tất cả các diện tích đất lâm nghiệp chuyển đổi đều phải được giao cho đơn vị cụ thể và phải tuân thủ theo các quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng và Luật đất đai; Đảm bảo lợi ích hài hòa giữa nhà nước, chủ rừng và đơn vị nhận rừng chuyển đổi; Đảm bảo việc trồng rừng thay thế bằng diện tích rừng được chuyển đổi và được kiểm tra chặt chẽ trong quá trình hoạt động.

Chuyển đổi mục đích sử dụng từ loại rừng này sang loại rừng khác

Thủ tục:

Có dự án đầu tư của cấp có thẩm quyền phê duyệt về việc chuyển mục đích sử dụng từ loại rừng này sang loại rừng khác.

Có hồ sơ, tài liệu, bản đồ quy hoạch 3 loại rừng của cấp có thẩm quyền về khu rừng cần chuyển đổi.

1. Hồ sơ, tài liệu, bản đồ quy hoạch, trạng thái rừng và các yếu tố liên quan đến khu vực rừng cần chuyển đổi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Trình tự tiếp nhận và xử lý hồ sơ:

Các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sau khi có đầy đủ các thủ tục như ở mục 1, gửi hồ sơ về sở Nông nghiệp và PTNT qua văn phòng 1 cửa. Hồ sơ được in thành 02 bộ, trong hồ sơ ghi đầy đủ địa chỉ, số điện thoại của chủ rừng để cán bộ xử lý tiện liên hệ, thông báo.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT giao cho Chi cục Lâm nghiệp xử lý theo quy định.

Trong vòng 4 ngày làm việc, nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định, cán bộ được phân công giám định và thẩm định hồ sơ phải xử lý trình lãnh đạo Sở báo cáo UBND tỉnh. Nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc chưa đúng quy định trong vòng 3 ngày thông báo cho cơ quan, cá nhân nộp hồ sơ tình trạng hồ sơ để bổ sung. Trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận lại đủ hồ sơ, cán bộ xử lý phải tham mưu văn bản chờ lãnh đạo Sở trình các cấp thẩm quyền quyết định.

3. Khai thác tận thu lâm sản (nếu có):

Trong trường hợp chuyển đổi mục đích từ loại rừng này sang loại rừng khác cần khai thác tận thu lâm sản thì nội dung thiết kế và trình tự trình thủ tục thực hiện theo Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT V/v hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

Thủ tục trình duyệt khai thác tận dụng lâm sản:

- Quyết định của cấp có thẩm quyền về chuyển đổi mục đích sử dụng loại rừng này sang loại rừng khác.

- Hồ sơ thiết kế khai thác tận dụng lâm sản thực hiện theo quy định tại Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT.

III. Chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích không phải lâm nghiệp.

Hồ sơ của doanh nghiệp sau khi hoàn thiện gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT (qua văn phòng 1 cửa) gồm:

1. Đối tượng là rừng sản xuất:

- Dự án đầu tư trên diện tích rừng chuyển đổi mục đích sử dụng đã được phê duyệt.

- Hồ sơ, tài liệu, bản đồ khu rừng cần chuyển đổi.

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường do chuyển đổi mục đích sử dụng của cơ quan có chức năng.

- Phương án đền bù. giải phóng mặt bằng khu rừng và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Sau khi nhận đủ 4 loại hồ sơ trên, đơn vị xin chuyển đổi có trách nhiệm lập phương án tái tạo rừng. Trường hợp đơn vị xin chuyển đổi không có khả năng tái tạo rừng thì Sở Nông nghiệp và PTNT giao Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Nghệ An thu tiền tái tạo rừng do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để giải phóng mặt bằng và yêu cầu phải trồng lại rừng nhưng không có điền kiện vào Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng với đơn giá hiện hành.

Đối với các công trình công cộng không nhằm mục đích kinh doanh mà phần vốn đầu tư có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như: công trình thủy lợi, đường giao thông, công trình an ninh quốc phòng, trường học, trạm y tế, tái định cư... thì không phải nộp tiền tái tạo rừng.

Đơn vị xin chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp nộp toàn bộ hồ sơ trên về Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Nông nghiệp và PTNT giao cho Chi cục Lâm nghiệp kiểm tra hồ sơ thủ tục, tham mưu văn bản trình UBND tỉnh ra quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đất lâm nghiệp sang mục đích khác.

2. Đối tượng là rừng phòng hộ và đặc dụng:

- Dự án đầu tư trên diện tích rừng chuyển đổi mục đích sử dụng đã được phê duyệt.

- Hồ sơ, tài liệu, bản đồ khu rừng cần chuyển đổi.

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường do chuyển đổi mục đích sử dụng của cơ quan có chức năng.

- Phương án đền bù, giải phóng mặt bằng khu rừng và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Căn cứ điều 58 của Luật đất đai 2013 số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 thì:

o Khi chuyển đổi dưới 20 ha phải được Hội đồng nhân dân tỉnh đồng ý bằng Nghị quyết.

o Khi chuyển đổi từ 20 ha trở lên phải có Văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

Sau khi nhận đủ các loại hồ sơ trên, đơn vị xin chuyển đổi có trách nhiệm lập phương án tái tạo rừng. Trường hợp đơn vị xin chuyển đổi không có khả năng tái tạo rừng thì Sở Nông nghiệp và PTNT giao Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Nghệ An thu tiền tái tạo rừng do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để giải phóng mặt bằng và yêu cầu phải trồng lại rừng nhưng không có điền kiện vào Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng với đơn giá hiện hành.

Đối với các công trình công cộng không nhằm mục đích kinh doanh mà phần vốn đầu tư có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như: công trình thủy lợi, đường giao thông, công trình an ninh quốc phòng, trường học, trạm y tế, tái định cư... thì không phải nộp tiền tái tạo rừng.

Đơn vị xin chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp nộp toàn bộ hồ sơ trên về Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Nông nghiệp và PTNT giao cho Chi cục Lâm nghiệp kiểm tra hồ sơ thủ tục, tham mưu văn bản trình UBND tỉnh ra quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đất lâm nghiệp sang mục đích khác.

3. Trình tự tiếp nhận, xử lý hồ sơ về việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích không phải lâm nghiệp thực hiện theo quy định tại mục 2 của phần II.

4. Khai thác tận thu lâm sản (nếu có):

Trong trường hợp chuyển đổi mục đích rừng sang mục đích không phải lâm nghiệp cần khai thác tận thu lâm sản thì nội dung thiết kế và trình tự trình thủ tục thực hiện theo thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT V/v hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

Thủ tục trình duyệt khai thác tận dụng lâm sản:

- Quyết định của cấp có thẩm quyền về chuyển đổi mục đích sử dụng rừng này sang mục đích khác không phải lâm nghiệp.

- Hồ sơ thiết kế khai thác tận dụng lâm sản thực hiện theo quy định tại Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT.

Bùi Hằng

Bạn đang đọc bài viết Tại Nghệ An, điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng ra sao?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

T&T Group khởi công cụm công nghiệp lớn nhất Hà Nội
Với quy mô 41,7 ha và tổng mức đầu tư gần 780 tỷ đồng, Cụm công nghiệp Nam Phúc Thọ - giai đoạn 1 là một trong những dự án trọng điểm của Thủ đô Hà Nội, là cụm công nghiệp lớn nhất trên địa bàn thành phố hiện tại.

Tin mới

Lợi thế đắt giá đến từ vị trí của phân khu Victoria
Là phân khu hưởng trọn lợi thế siêu kết nối của đại đô thị, cùng vị trí đắc địa khi nằm tách biệt với các dự án khác, The Victoria trở thành giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và yên bình để trở thành một điểm nhấn khác biệt của Vinhome Smart City.