Chính phủ hướng dẫn việc đặt tên cho đơn vị hành chính mới phải được nghiên cứu kỹ, thấu đáo, cân nhắc thận trọng các yếu tố truyền thống, lịch sử, văn hóa.
Việc sáp nhập Hưng Yên và Thái Bình không chỉ đánh dấu bước ngoặt về quy mô hành chính mà còn mở ra khả năng kết hợp sức mạnh kinh tế, dân số và diện tích nhằm tạo nên một trung tâm phát triển hàng đầu của Đồng bằng sông Hồng.
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập vừa được công bố kèm theo nghị quyết 60 của Hội nghị lTrung ương 11.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất giảm số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh trên cả nước từ 63 xuống còn 34, trong đó có 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương và giảm 60-70% số lượng cấp xã.
Ngân sách trung ương dự kiến hỗ trợ một lần cho địa phương với định mức 100 tỉ đồng cho một tỉnh giảm sau sáp nhập, 500 triệu đồng cho một xã giảm sau sáp nhập.
Cải cách hành chính không thể chỉ nhìn từ con số. Bản chất của tổ chức hành chính là để phục vụ hiệu quả cho dân sinh, kinh tế – xã hội và quốc phòng – an ninh.
Bộ Nội vụ đề nghị UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạm dừng trình đề án sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo quy định của Nghị quyết số 1211/2016.
Theo dự kiến của Bộ Nội vụ, việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh sẽ hoàn thành trước ngày 30/8 và vận hành đơn vị hành chính cấp tỉnh bắt đầu từ ngày 1/9.
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, sau cuộc họp của Bộ Chính trị, các nội dung liên quan đến số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh cần sắp xếp, sáp nhập đã được làm rõ.
Gần đây thông tin về việc sáp nhập tỉnh luôn nhận được sự quan tâm từ dư luận, dựa theo số liệu từ Cục Thống kê và các trang TTĐT của các tỉnh, có một số tỉnh thành vẫn chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về dân số và diện tích của đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình là Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính và xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Theo Chủ tịch Quốc hội, thời gian tới sẽ phải sáp nhập 60-70% trong tổng số hơn 10.000 xã. Phương án sáp nhập tỉnh nào với tỉnh nào sẽ do Quốc hội quyết định.
Theo Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình, dự kiến quy mô đơn vị hành chính cấp xã trên cả nước sau sáp nhập sẽ còn 2.500 thay vì hơn 10.000 như hiện nay.