Thứ sáu, 19/04/2024 15:44 (GMT+7)
Thứ tư, 10/04/2019 13:11 (GMT+7)

“Rủi ro thương hiệu” đã ảnh hưởng tới Masan như thế nào?

Theo dõi KTMT trên

Chiếm thị phần lớn trên thị thường nhờ các sản phẩm nước mắm, tương ớt, gia vị… nhưng thời gian gần đây, những lùm xùm xung quanh các sản phẩm này báo hiệu một kỳ tài chính không mấy suôn sẻ cho tập đoàn Masan.

Masan nắm thị phần lớn trên thị thường

Theo số liệu cung cấp tại báo cáo thường niên 2017, Masan Consumer nắm 71% thị phần tương ớt, 66% thị phần nước mắm, nước chấm, 67% thị phần nước tương, 21% thị phần mì ăn liền, 35% thị phần cà phê hòa tan…

Năm 2018, Masan Consumer (thuộc Masan Group) đạt doanh thu thuần 17.006 tỉ đồng, tăng trưởng 29%; biên lãi gộp tiếp tục duy trì ở mức cao 45%. Lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 3.397 tỉ đồng, tăng trưởng 51%.

Báo cáo thường niên của công ty cho biết doanh thu từ gia vị, mì ăn liền tăng trưởng lần lượt 35% và 29%; nước tăng lực tăng trưởng 36%. Việc cắt giảm các hoạt động khuyến mãi khiến lợi nhuận trước thuế tăng thêm 3 điểm % lên 22,8% trong năm.

Ngành hàng thực phẩm tiện lợi tăng trưởng sản lượng 23% với giá bán bình quân tăng 6%, công ty cũng tăng cường cho ra mắt các sản phẩm mới như Omachi Cup và khoai tây nghiền Omachi.

Doanh thu thuần ngành hàng đạt 4.636 tỉ đồng, tăng trưởng 29%. Các sản phẩm thương hiệu Omachi tăng trưởng 34%, chiếm khoảng 40% doanh thu toàn ngành. Trong quý IV/2018 công ty cho ra đời sản phẩm mì ly cao cấp Omachi – Business Class.

Năm 2018, ngành hàng gia vị của Masan Consumer tiếp tục tăng trưởng 35% đạt 6.958 tỉ đồng. Các thương hiệu như Chin-su, Nam Ngư tăng trưởng sản lượng 26% trở thành động lực chính thúc đẩy tăng trưởng doanh thu cho ngành gia vị.

Các sản phẩm cao cấp được cho mắt đã kịp đóng góp 10% trên tổng doanh thu, chính những sản phẩm này giúp tăng giá bán bình quân toàn ngành gia vị của công ty tăng thêm 7%.

Ngành hàng cafe của Masan (không tính nhãn hiệu Wake-up 247) đạt doanh thu 1.708 tỉ đồng, tăng 11% do tăng trưởng sản lượng.

Ngành đồ uống đóng chai, ghi nhận thành công ấn tượng của nhãn hàng Wake-up 247 với tốc độ tăng trưởng kép trong giai đoạn 2015 – 2018 đạt 50%. Doanh thu thuần của ngành hàng nước tăng lực tăng trưởng 60% đạt 1.947 tỉ đồng.

Tổng thể ngành đồ uống gồm cả nước đóng chai và nước tăng lực đạt doanh thu thuần 2.789 tỉ đồng, tăng trưởng 36%. Tháng 10/2018, Masan tung ra thị trường sản phẩm nước khoáng đóng chai cao cấp Viviant, được kỳ vọng sẽ là động lực tăng trưởng quan trọng trong phân khúc nước đóng chai tương lai gần.

Doanh thu sản phẩm thịt chế biến của Masan đạt 210 tỉ đồng trong năm 2018, giảm nhẹ 5% chủ yếu do sự chậm trễ trong việc thành lập liên doanh với Jinju Ham (công ty hàng đầu trong chế biến thịt tại Hàn Quốc).

Quý IV/2018, sản phẩm xúc xích Ponnie của liên doanh nói trên ra mắt thị trường, Masan đang đầu tư để xây dựng một dây chuyền sản xuất mới cho ngành này trong năm 2019.

“Rủi ro thương hiệu” đã ảnh hưởng tới Masan như thế nào? - Ảnh 1

Rủi ro hình ảnh báo hiệu một năm tài chính không suôn sẻ

Tuy chiếm thị phần lớn và tăng trưởng tốt trong năm 2018 nhưng ngay trong những tháng đầu năm 2019, Masan phải đối mặt với nhiều nguy cơ vì những rủi ro hình ảnh.

Đầu tiên là khi có thông tin vì doanh nghiệp này tham gia Dự thảo nước mắm mà nội dung dự thảo ban đầu bị xóa bỏ, thay vào đó là những nội dung mới “có lợi” cho Masan nói riêng và nước mắm công nghiệp nói chung, nhưng lại “bức tử” nước mắm truyền thống.

Trong khi dự thảo đang phải dừng công bố để xem xét tính khả thi thì cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan đã nhận ngay tin xấu. Giá cổ phiếu MSN giảm liên tục. Tính từ khi những tranh cãi gay gắt liên quan tới tiêu chuẩn sản xuất nước mắm truyền thống xuất hiện tới ngày 22/3, cổ phiếu MSN đã giảm khoảng 4.300 đồng/cổ phiếu, tương đương gần 5% thị giá. Hơn 5.000 tỷ vốn hóa của công ty cũng theo đó mà “bốc hơi” trên thị trường.

Lùm xùm nước mắm chưa qua lại đến vấn đề lô hàng tương ớt Chinsu ở Nhật khiến Masan đang đối mặt với khá nhiều khó khăn về uy tín thương hiệu trên thị trường – đặc biệt là mảng thực phẩm vốn ngày càng coi trọng vấn đề an toàn, vệ sinh.

Cụ thể ngày 6/4 bất ngờ xuất hiện thông tin Nhật Bản ra lệnh thu hồi toàn bộ 18.168 chai tương ớt nhãn hiệu Chin su nhập khẩu từ Việt Nam, do có chứa chất phụ gia bị cấm dùng trong thực phẩm.

Phía Nhật Bản cho biết tổng cộng có 757 thùng, 18.168 chai tương ớt đã được bán cho Công ty TNHH Công nghiệp ISC từ tháng 10 đến tháng 12/2018.

Trong khi đó đại diện của Masan khẳng định “chưa từng xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp tương ớt Chin su cho Công ty Javis Co., Ltd hoặc Công ty ISC Industrial Co., Ltd, 2 doanh nghiệp có liên quan trực tiếp đến lô hàng tương ớt Chinsu bị thu hồi tại Nhật.

“Rủi ro thương hiệu” đã ảnh hưởng tới Masan như thế nào? - Ảnh 2
Masan bị ảnh hưởng hình ảnh nặng sau những sự kiện như ” tiêu chuẩn nước mắm” hay “tương ớt Nhật Bản”

Trước diễn biến này, ngày 8/4 là phiên giao dịch đầy khó khăn cho cổ phiếu MSN của Masan khi có thời điểm MSN xuống “đáy” 85.800 đồng/CP sau khi giảm 2.500 đồng/CP. Đà giảm này của MSN đã khiến vốn hóa thị trường Masan mất 2.908 tỷ đồng.

Về vấn đề an toàn thực phẩm, chính lãnh đạo Masan Consumer (công ty con chuyên mảng thực phẩm, gia vị, đồ uống của Masan) cũng phải thừa nhận có khả năng xảy ra rủi ro.

Cụ thể, tại báo cáo thường niên, lãnh đạo Masan Consumer thừa nhận đang phải đối mặt với rủi ro xảy ra tình trạng nhiễm bẩn sản phẩm và bất kỳ vụ nhiễm bẩn nào như vậy sẽ khiến công ty này có nguy cơ bị khiếu nại về trách nhiệm đối với sản phẩm.

Không chỉ thế, Masan còn phải đối mặt với nguy cơ bị người tiêu dùng “tẩy chay”. Ngay khi thông tin về dự thảo nước mắm và việc tương ớt Chin su bị thu hồi tại Nhật, đã không ít người tiêu dùng kêu gọi tẩy chay các sản phẩm của hãng này trên mạng xã hội. Có thể thấy, làn sóng tẩy chay này đã ảnh hưởng không nhỏ tới tham vọng của “gã khổng lồ” Masan.

Trần Giang(T/h)

Bạn đang đọc bài viết “Rủi ro thương hiệu” đã ảnh hưởng tới Masan như thế nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Petrovietnam kinh doanh ra sao trong quý I?
Trong quý I/2024, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đều hoàn thành vượt mức kế hoạch. Trong đó, khai thác dầu thô đạt 2,54 triệu tấn, vượt 19,4% .

Tin mới

Petrovietnam kinh doanh ra sao trong quý I?
Trong quý I/2024, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đều hoàn thành vượt mức kế hoạch. Trong đó, khai thác dầu thô đạt 2,54 triệu tấn, vượt 19,4% .