Thứ bảy, 27/07/2024 07:51 (GMT+7)
Thứ sáu, 02/04/2021 10:25 (GMT+7)

Quốc hội thông qua Nghị quyết về miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ

Theo dõi KTMT trên

Với 446/452 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 92,92% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Thủ tướng Chính phủ đối với ông Nguyễn Xuân Phúc.

Sáng 2/4, Quốc hội khóa XIV tiếp tục chương trình làm việc tại kỳ họp thứ 11 về công tác nhân sự, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Theo chương trình phiên họp, Đại biểu Quốc hội đã nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn về việc miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ. Chủ tịch nước báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội về việc miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ. Quốc hội đã tiến hành miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ - Ảnh 1
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chúc mừng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Sau khi Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, Quốc hội đã nghe Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc công bố dự thảo Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, căn cứ biên bản kết quả kiểm phiếu miễn nhiệm chức vụ Thủ tướng Chính phủ ngày 2/4/2021, Quốc hội quyết nghị miễn nhiệm chức vụ Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 đối với ông Nguyễn Xuân Phúc. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ khi Quốc hội bầu được Thủ tướng Chính phủ.

Với 446/452 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 92,92% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Thủ tướng Chính phủ đối với ông Nguyễn Xuân Phúc.

Thay mặt Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tặng hoa và gửi lời cảm ơn trân trọng tới ông Nguyễn Xuân Phúc.

Trước đó, trong phiên họp chiều 1/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trình Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Sau đó, Đại biểu Quốc hội thảo luận ở Đoàn về việc miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ.

Ông Nguyễn Xuân Phúc sinh ngày 20/7/1954, quê quán Quảng Nam. Ông là Ủy viên Bộ Chính trị các khóa XI, XII, XIII; Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI, XII, XIII; đại biểu Quốc hội khóa XI, XIII, XIV.

Ông Nguyễn Xuân Phúc đã từng trải qua nhiều vị trí công tác tại Quảng Nam-Đà Nẵng; là Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam các khóa VIII, IX; Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Nam khóa VI, VII; Phó Tổng Thanh tra Chính phủ; Phó Chủ nhiệm Thường trực, Phó Bí thư Đảng ủy rồi Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Phó Thủ tướng Chính phủ. Từ tháng 4/2016 - 7/2016, ông là Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV, ông được bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.

Thông tin tại họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc được giới thiệu để bầu làm Chủ tịch nước. Đây là lần đầu tiên Quốc hội bầu một đương kim Thủ tướng làm Chủ tịch nước.

Chu Thanh Vân

Bạn đang đọc bài viết Quốc hội thông qua Nghị quyết về miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

LỜI ĐIẾU đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Lời điếu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc tại Lễ Truy điệu ngày 26/7/2024.

Tin mới

LỜI ĐIẾU đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Lời điếu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc tại Lễ Truy điệu ngày 26/7/2024.
Thực hành ESG: Không dễ để triển khai!
Dù các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của bộ tiêu chuẩn đo lường các yếu tố liên quan đến định hướng chiến lược và hoạt động phát triển bền vững (ESG) nhưng thực tiễn thực hành lại đang gặp nhiều khó khăn.