Thứ sáu, 22/11/2024 15:35 (GMT+7)
Thứ hai, 30/08/2021 11:10 (GMT+7)

Phú Thọ: Chấn chỉnh tình trạng núp bóng ‘hạ cốt nền’ để khai thác khoáng sản

Theo dõi KTMT trên

Thời gian gần đây, nhiều địa phương ở tỉnh Phú Thọ có hiện tượng núp bóng "hạ cốt nền" để khai thác khoáng sản khiến môi trường bị ô nhiễm.

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nhiều đối tượng lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền địa phương đã tự ý san hạ nhiều quả đồi lấy đất, khoáng sản mang đi bán hoặc san lấp hàng nghìn mét vuông đất nông nghiệp để xây dựng nhà xưởng sản xuất, ảnh hưởng đến môi trường. Các địa phương bị nêu tên phải kể đến như TP.Việt Trì, các huyện Tam Nông, Hạ Hòa, Đoan Hùng, Phù Ninh...

Tại các xã như Ấm Hạ, Hà Lương, Gia Điền và dọc đường tỉnh 311 và đường 314 của huyện Hạ Hòa mọc lên nhiều nhà xưởng chế biến gỗ không biển bảng nằm trên đất nông nghiệp chưa được chính quyền địa phương cho phép. Việc lấy đất san nền của các nhà xưởng này cũng bị phản ánh có nhiều dấu hiệu bất thường.

Phú Thọ: Chấn chỉnh tình trạng núp bóng ‘hạ cốt nền’ để khai thác khoáng sản - Ảnh 1
Nhiều cá nhân tổ chức lợi dụng việc san gạt để khai thác, vận chuyển trái phép khoáng sản.

Ông Lưu Quang Huy, Bí thư Huyện ủy Hạ Hòa cho biết, trước thực trạng nêu trên, Huyện ủy đã có nhiều văn bản yêu cầu các địa phương tăng cường quản lý san gạt mặt bằng, hạ cốt nền. Tuy nhiên, ở một số địa phương công tác quản lý đất đai chưa chặt chẽ, còn tình trạng buông lỏng quản lý dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất công, chuyển mục đích sử dụng đất khi chưa được cơ quan nhà nước cho phép; tự ý san hạ cốt nền khai thác khoáng sản trái phép.

Vào đầu tháng 7/2021, tại xã Chu Hóa, TP.Việt Trì cũng diễn ra việc khai thác, vận chuyển đất trái phép không chỉ hủy hoại môi trường, giao thông nông thôn bị tàn phá, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân mà còn gây thất thoát tài nguyên và Nhà nước mất nguồn thu ngân sách. UBND xã Chu Hóa đã nhiều lần xử phạt và yêu cầu chủ đất hoàn nguyên hiện trạng nhưng đất tình trạng múc trộm đất vẫn diễn ra.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ (Sở TN&MT), hàng năm, đơn vị thường xuyên tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra tình trạng khai thác đất, khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Tất cả các vụ việc vi phạm đều bị xử lý và đình chỉ khai thác.

Tuy nhiên, có một thực tế tại Phú Thọ khiến công tác kiểm soát việc khai thác đất, khoáng sản gặp nhiều khó khăn là các cá nhân lợi dụng việc san hạ cốt nền để khai thác khoáng sản trái phép. Trong khi, để kiểm soát chặt chẽ tình trạng này còn nhiều bất cập. Việc cho phép người dân san hạ cốt nền, san lấp ruộng thuộc thẩm quyền của UBND huyện.

Chính vì vậy, đây là “lá bùa” để những cá nhân, đơn vị lợi dụng khai thác đất, khoáng sản, lấp ruộng trái phép diễn ra trong thời gian qua. Mặc dù, Sở TN&MT đã tiếp nhận nhiều thông tin và kịp thời phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành liên quan kịp thời xử lý. Tuy nhiên, mức độ xử lý còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe để hạn chế tình trạng trên.

Chế tài xử lý chưa mạnh

Theo nhiều chuyên gia môi trường, hiện việc núp bóng hạ cốt nền để vận chuyển đất đá, khoáng sản đi tiêu thụ diễn ra khá phổ biến ở các địa phương. Chúng ta đã có hình thức xử phạt quy định tại Nghị định số 36/2020/NĐ-CP, ngày 24/3/2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản; Nghị định số 91/2019/NĐ-CP, ngày 19/11/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, tuy nhiên chế tài dường như vẫn chưa đủ mạnh nên nhiều cá nhân và tổ chức vẫn vì cái lợi trước mắt đã có những hành vi vi phạm. Để giải quyết bài toán này, chính quyền địa phương mà ở đây là người đứng đầu cấp xã cần phải vào cuộc quyết liệt hơn nữa, ngăn chặn ngay từ đầu để hạn  việc "núp bóng" san gạt để tận thu khoáng sản.

Xuân Hòa (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Phú Thọ: Chấn chỉnh tình trạng núp bóng ‘hạ cốt nền’ để khai thác khoáng sản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới