Phát hiện 145.000 hạt vi nhựa trong dạ dày cá voi Bắc Cực
Các nhà nghiên cứu của Đại học Simon Fraser đã phát hiện thấy vật liệu nano trong hệ tiêu hóa của 21% số sinh vật biển.
Gần đây, một số lượng lớn các mẩu rác độc hại nhỏ đã được tìm thấy trong thức ăn của cá voi beluga, chứng tỏ sự ô nhiễm ở các sinh vật biển đang bắt đầu lan rộng đến cả những khu vực bị cô lập nhất trên thế giới.
Trong số này, có 21% loài được phát hiện có các hạt vi nhựa trong đường tiêu hóa. Các nhà nghiên cứu của Đại học Simon Fraser (Canada) đã nghiên cứu cách các hạt này xuất hiện trong dạ dày của cá voi Beluga thông qua con mồi.
Cùng với kết quả nghiên cứu trước đây về lượng vi nhựa được tìm thấy trong dạ dày cá voi Beluga, các nhà nghiên cứu ước tính rằng, cá voi ăn tới 145.000 hạt vi nhựa mỗi năm.
Rhiannon Moore, người đề xuất chính của thí nghiệm cho biết nhóm đã kiểm tra 7 cá thể beluga và phát hiện cả 7 đều chứa các hạt vi nhựa trong bụng dù chúng là loài sinh vật sống ở những vị trí cực kỳ biệt lập.
Đây là nghiên cứu đầu tiên ghi nhận vi nhựa trong dạ dày của cá tại biển Đông Beaufort, nằm ở phía Bắc của Lãnh thổ Tây Bắc, Yukon và Alaska. Trong khi đó, sợi vi nhựa, được tìm thấy trong hàng dệt và quần áo, chiếm 78% các hạt được tìm thấy trong dạ dày của cá voi Beluga.
Sự phổ biến của vi nhựa trong đại dương là một mối quan tâm mới về môi trường. Theo nhà khoa học Moore, các nghiên cứu cho thấy, không nơi nào có khả năng “miễn dịch” trước vi nhựa.
“Chúng ta sử dụng quá nhiều nhựa trong xã hội. Khi bị vứt bỏ không đúng cách, nhựa sẽ vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ hơn. Điều đó khiến chúng dễ dàng được vận chuyển trong môi trường đại dương.
Kết quả của những nghiên cứu này chỉ ra thêm một thực tế rằng, vi nhựa không ở yên một chỗ. Chúng di chuyển trong không khí, nước, trầm tích. Hiện tại, chúng tôi hiểu rằng, nhựa đang di chuyển qua chuỗi thức ăn”, bà Moore nhấn mạnh.
Nhà khoa học này cho biết, các nghiên cứu chỉ phơi bày “bề nổi” của thực trạng. Theo bà Moore, các nhà nghiên cứu không biết vi nhựa có thể tồn tại bao lâu trong đường tiêu hóa hoặc chúng có thể gây hại như thế nào đối với sức khỏe của động vật. Song, thực trạng này là lời cảnh báo cho thấy, con người phải nỗ lực hơn nữa để giảm lượng rác thải nhựa mà chúng ta sản xuất.
Mặc dù các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết vi nhựa tồn tại bao lâu trong đường tiêu hóa của động vật hoặc mức độ nguy hại mà chúng có thể gây ra đối với sức khỏe của cá voi cũng như các sinh vật biển.
Tuy nhiên, theo Peter Ross, đồng tác giả nghiên cứu và là nhà khoa học cấp cao tại Tổ chức Bảo tồn Raincoast, báo cáo là bằng chứng cho thấy cần phải có hành động nghiêm túc để giảm ô nhiễm đại dương nói riêng và lượng rác thải nhựa nói chung.
Linh Chi (t/h)