Thứ bảy, 23/11/2024 00:43 (GMT+7)
Thứ năm, 13/08/2020 11:45 (GMT+7)

Nỗ lực ngăn chặn buôn bán ngà voi

Theo dõi KTMT trên

Từ năm 2008, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có hoạt động buôn bán trái phép ngà voi lớn nhất trên thế giới. Việc làm này đã đẩy loài voi đến bờ tuyệt chủng. Để ngăn chặn việc này, các cơ quan chức năng đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Việt nam là nơi trung chuyển ngà voi lớn nhất

Tại Việt Nam, loài voi đang được Chính phủ Việt Nam bảo vệ qua việc cấm buôn bán ngà. Tuy nhiên, vẫn có một số lượng lớn ngà voi được vận chuyển bất hợp pháp vào Việt Nam.

Trong vòng 10 năm qua, khối lượng ngà voi nhập vào Việt Nam vượt trên 76 tấn, tương đương trên 11.500 con voi đã phải chết vì con người lấy ngà của chúng. Chỉ tính riêng năm 2019, cơ quan chức năng đã bắt giữ 3 vụ buôn bán trái phép ngà voi lớn.

Tháng 3, có 3,5 tấn ngà voi buôn lậu bị phát hiện tại cảng phía bắc của Hải Phòng. Tháng 6, hơn 9 tấn ngà voi bị thu giữ tại Đà Nẵng. Đây được cho là vụ bắt giữ buôn lậu ngà voi lớn nhất cho đến nay, có tới 1000 con voi bị giết chết chỉ trong một chuyến hàng này. Sau đó, vào tháng 7, lô hàng ngà voi hơn 8,8 tấn lấy từ 300 con voi bị giết đã được phát hiện ở Singapore, đang trên đường đến Việt Nam.

Nạn buôn bán ngà voi bất hợp pháp là một trong những nguyên nhân chính đẩy loài voi đến vực tuyệt chủng. Hiện Việt Nam đang được coi là những nước chính trung chuyển ngà voi đến Trung Quốc. Cơ quan Điều tra Môi trường Vương quốc Anh (EIA) cho rằng: Hầu hết ngà voi được bán ở Việt Nam là của loài voi bộ pachyderms ở châu Phi. thời gian tới Việt Nam vẫn là tâm điểm của hoạt động buôn lậu ngà voi.

Nỗ lực ngăn chặn buôn bán ngà voi - Ảnh 1
Số lượng ngà voi được mang đi tiêu hủy.

Ngặn chặn buôn bán trái phép ngà voi

Để ngăn chặn tình trạng buôn bán ngà voi xuyên biên giới, Việt Nam đã tham gia vào mạng lưới thực thi pháp luật bảo vệ động thực vật hoang dã (ASEAN-WEN). Việc tham gia vào mạng lưới này tạo điều kiện cho sự phối hợp có hiệu quả, xây dựng cơ chế trao đổi, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm chuyên môn giữa các quốc gia trong khu vực…

Ở trong nước, một mạng lưới thực thi pháp luật về động thực vật hoang dã Việt Nam (Viet Nam WEN) cũng được thành lập. Bên cạnh đó, Bộ Luật Hình sự sửa đổi lần đầu tiên đã quy định cụ thể tội phạm liên quan đến ngà voi.

Theo đó, từ ngày 1/1/2018, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017 – BLHS) đã có hiệu lực trong đó quy định cụ thể các chế tài đối với vi phạm liên quan đến ngà voi và sừng tê giác. Theo đó, hành vi vi phạm liên quan đến ngà voi từ 2kg trở lên (bất kể loài voi) đã đáp ứng dấu hiệu định tội theo quy định tại Điều 244 BLHS. Mức phạt tối đa cho vi phạm liên quan đến ngà voi cũng lên đến 15 năm tù giam đối với cá nhân và 15 tỉ đồng hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với tổ chức.

Việc buôn bán các sản phẩm liên quan đến voi trên mạng internet tại Việt Nam được quản lý theo Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 và Nghị định 52/2013/ND-CP về thương mại điện tử. Theo đó, những mặt hàng cấm buôn bán trên mạng, bao gồm động, thực vật hoang dã nguy cấp được pháp luật bảo vệ. Những người vi phạm điều luật trên sẽ bị xử phạt theo điều luật áp dụng với hành vi buôn bán động, thực vật hoang dã trái phép tại cửa hàng, cửa hiệu.

Theo ông Phạm Văn Điển, Tổng cục Phó Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) Chế tài xử lý vi phạm, các quy định xử lý hành chính, hình sự của Việt Nam đối với vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ ĐVHD và thực thi CITES so với các nước là rất nghiêm khắc. Những người bị vi phạm có thể bị phạt tù lên đến 15 năm trong khi ở Mỹ chỉ 5 năm, Malaysia là 10 năm, Trung Quốc là 12 năm,...

Thể hiện quyết tâm trong việc phòng chống nạn buôn bán và sử dụng sản phẩm từ ĐVHD bất hợp pháp Chính phủ Việt Nam quyết định tiêu hủy rất nhiều tấn ngà voi và sừng tê giác. Đồng thời phát động chiến dịch nâng cao nhận thức của người dân về việc sử dụng, buôn bán và trao đổi các sản phẩm từ ĐVHD ở Việt Nam, chiến dịch "Nói không với ngà voi"…

Hy vọng với những nỗ lực nêu trên thời gian tới Việt Nam sẽ kiểm soát được tình trạng buôn bán trái phép ngà voi.

Nhằm mục đích bảo tồn và bảo vệ voi, ngày 12 tháng 8 hàng năm được lấy là Ngày voi thế giới. Ngày này được bắt đầu từ năm 2011 bởi hai nhà làm phim Canada Patricia Sims và Michael Clark của hãng phim Canazwest, Sivaporn Dardarananda và Tổng thư ký Quỹ Phục hồi voi ở Thái Lan. Lễ kỷ niệm chính thức được Patricia Sims và Quỹ Phục hồi voi Thái Lan tổ chức vào ngày 12/8/2012. Kể từ đó, Patricia Sims tiếp tục điều hành và chỉ đạo Ngày Voi Thế giới, hiện đang được hỗ trợ bởi hơn 65 tổ chức động vật hoang dã và nhiều cá nhân ở các quốc gia trên toàn cầu.

Mai Chi

Bạn đang đọc bài viết Nỗ lực ngăn chặn buôn bán ngà voi. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới