Thứ sáu, 29/03/2024 20:22 (GMT+7)
Thứ hai, 04/10/2021 14:00 (GMT+7)

Nhiều cơ hội cho xuất khẩu tôm sang thị trường Nga

Theo dõi KTMT trên

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), 7 tháng đầu năm nay, Nga nhập khẩu tôm từ 25 nguồn cung. Trong đó, Việt Nam vẫn là thị trường cung cấp tôm lớn thứ 3 của Nga, sau Ấn Độ và Ecuador.

Theo đó, trong 5 năm từ 2016-2020, Nga tăng nhập khẩu tôm từ các nguồn cung chính là Ecuador, Ấn Độ, Việt Nam, Argentina, trong khi giảm dần nhập khẩu từ Trung Quốc, Bangladesh, Indonesia, Thái Lan.

Việt Nam có 2 nguồn cung đối thủ lớn trên thị trường Nga là Ấn Độ và Ecuador. Nhập khẩu tôm của Nga từ 2 nguồn cung này tăng liên tục từ 2016 đến nay.

Nhiều cơ hội cho xuất khẩu tôm sang thị trường Nga - Ảnh 1
Việt Nam là thị trường cung cấp tôm lớn thứ 3 của Nga trong 7 tháng đầu năm nay. (Ảnh minh họa)

Trên thị trường Nga, thị phần của Ấn Độ tăng từ 19% năm 2016 lên 25% năm 2020, thị phần của Ecuador tăng từ 10% năm 2016 lên 23% năm 2020. Trong khi thị phần của Việt Nam tăng từ 11% năm 2016 lên 12% năm 2020. Các nguồn cung tôm nhỏ hơn trên thị trường Nga như Trung Quốc, Bangladesh, Indonesia, Thái Lan đều đang giảm thị phần.

Theo ITC, nhập khẩu tôm của Nga 7 tháng đầu năm nay đạt trên 276 triệu USD, tăng 82% so với cùng kỳ. Việt Nam đứng thứ 3 về cung cấp tôm cho Nga, chiếm 10% thị phần. Trên thị trường Nga, tôm Ấn Độ và Ecuador có giá cạnh tranh hơn tôm từ Việt Nam.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nga tăng từ 15,7 triệu USD năm 2017 lên 41,1 triệu USD năm 2020, tăng 162%. Tính tới nửa đầu tháng 9 năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nga đã đạt 32,5 triệu USD. 

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nga đạt trên 27 triệu USD, tăng 87% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhiều cơ hội cho xuất khẩu tôm sang thị trường Nga - Ảnh 2
Tình hình xuất khẩu tôm sang thị trường Nga năm 8 tháng năm 2020 và 2021. (Nguồn: VASEP)

Trong 7 tháng đầu năm, xuất khẩu chỉ giảm nhẹ 9% trong tháng 4, các tháng còn lại đều tăng trưởng cao, trong đó tháng 1, tháng 5 và 6 tăng trưởng ở mức 3 con số. Từ tháng 8 trở đi, do giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19 nên xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nga giảm.

Nửa đầu tháng 9/2021, xuất khẩu tôm sang Nga giảm 40% so với cùng kỳ. Tính lũy kế tới 15/9/2021, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nga đạt 32,5 triệu USD, tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái.

Có thể thấy, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Nga đang có xu hướng tăng trưởng rất tốt, cùng với lợi thế từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU).

Bên cạnh đó, theo VASEP, giá cả và chất lượng là những yếu tố doanh nghiệp cần quan tâm để đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang thị trường này.

Trên thực tế, dịch Covid-19 bùng phát ở nước ta, nhất là các tỉnh thành phía Nam đã khiến các doanh nghiệp thủy sản đứng trước vô vàn khó khăn. Giãn cách xã hội ảnh hưởng đến việc vận chuyển, thiếu nguồn lao động, đe dọa đứt gãy chuỗi sản xuất...

Do đó, các doanh nghiệp cần đặt ra kế hoạch để sớm phục hồi sản xuất, đồng thời đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 để kịp nắm bắt cơ hội từ các thị trường tiềm năng như thị trường Nga.

Nguyễn Luận

Bạn đang đọc bài viết Nhiều cơ hội cho xuất khẩu tôm sang thị trường Nga. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.
Khang Điền nói gì về việc lợi nhuận kinh doanh giảm?
Theo báo cáo tài chính, tình hình kinh doanh năm 2023 của Công ty Cổ phần Đầu tư và nhà Khang Điền ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong năm chỉ đạt 730 tỷ giảm hơn 42,7% so với năm trước và hàng tồn kho của đơn vị cũng tăng hơn 50% so với đầu năm.

Tin mới

GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.