Thứ sáu, 22/11/2024 19:48 (GMT+7)
Thứ ba, 05/04/2022 17:00 (GMT+7)

Ngắm nhìn những công trình kiến trúc Pháp cổ ở Hà Nội (P.2)

Theo dõi KTMT trên

Hà Nội dưới quyền cai trị của thực dân Pháp xuất hiện nhiều công trình kiến trúc giao thoa văn hóa Đông Tây. Hiện nay, thành phố vẫn còn lưu giữ nhiều công trình kiểu Pháp đẹp mắt mang nét độc đáo.

Những công trình kiến trúc của người Pháp xây dựng cuối thế kỷ 19 mang cho Hà Nội nét cổ kính, hài hòa cùng vẻ đẹp hiện đại.

Ngắm nhìn những công trình kiến trúc Pháp cổ ở Hà Nội (P.2) - Ảnh 1
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thành lập năm 1956, là một trường đại học khoa học cơ bản đa ngành, đa lĩnh vực. Địa điểm của trường tại 19 phố Lê Thánh Tông - Hà Nội. Trước Cách mạng tháng Tám, là địa điểm của Viện Đại học Đông Dương, do kiến trúc sư người Pháp là Ernest Hébrard thiết kế năm 1926. Hiệu trưởng đầu tiên của trường là ông Ngụy Như Kon Tum.
Ngắm nhìn những công trình kiến trúc Pháp cổ ở Hà Nội (P.2) - Ảnh 2
Trường Y khoa Hà Nội (École de Médecine de Hanoi) được thành lập ngày 8/1/1902 do BS Yersin-giám đốc viện Pasteur Nha Trang giữ chức hiệu trưởng đầu tiên. Trường được đặt tại ấp thái Hà. Đội ngũ giáo viên do Trường đại học Y hkoa pais phê duyệt.
Ngắm nhìn những công trình kiến trúc Pháp cổ ở Hà Nội (P.2) - Ảnh 3

Năm 1917, Toàn quyền Đông Dương, chấp nhận kế hoạch của P. Boudet, đã ban hành nghị định ngày 29 tháng 11 năm 1917 thành lập Thư viện Trung ương cho Liên bang Đông Dương. Đây chính là văn bản hành chính đầu tiên khi đó và là dấu mốc cho sự ra đời của Thư viện Quốc gia Việt Nam hôm nay. Sau hai năm xây dựng, ngày 1 tháng 9 năm 1919 thư viện đã chính thức mở cửa.

Ngắm nhìn những công trình kiến trúc Pháp cổ ở Hà Nội (P.2) - Ảnh 4
Tòa soạn Báo Hà Nội mới (số 44 Lê Thái Tổ, Hà Nội) được xây dựng năm 1893 theo phong cách kiến trúc thịnh hành của Pháp những năm thuộc địa ở Đông Dương.
Ngắm nhìn những công trình kiến trúc Pháp cổ ở Hà Nội (P.2) - Ảnh 5
Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Hệ thống tiền tệ, tín dụng ngân hàng được thiết lập và hoạt độngchủ yếu phục vụ chính sách thuộc địa của Pháp ở Việt Nam. Trong suốt thời kỳ thuộc địa, sự hình thành và phát triển của hệ thống tiền tệ, tín dụng đều do Chính phủ Pháp xếp đặt, bảo hộ thông qua Ngân hàng Đông Dương.
Ngắm nhìn những công trình kiến trúc Pháp cổ ở Hà Nội (P.2) - Ảnh 6
Công trình này nằm cạnh Hồ Gươm, nơi được người Pháp quy hoạch làm không gian trung tâm của Hà Nội từ cuối thế kỷ XIX. Được KTS Henri Vildieu thiết kế và xây dựng từ 1894 đến 1899, Sở Bưu điện Hà Nội mang phong cách kiến trúc tân cổ điển (khá tương đồng với các công sở hành chính của Pháp cuối thế kỷ XIX)
Ngắm nhìn những công trình kiến trúc Pháp cổ ở Hà Nội (P.2) - Ảnh 7
Công trình này đã được xây dựng cách đây gần 100 năm. Vào thời điểm năm 1935, Đốc lí Hà Nội Virgitti đã từng nhận thấy tổng thể khu vực này rất xấu xí, không ăn nhập gì khi đặt trong phối cảnh với Tháp Bút vốn làm say lòng người. Mỗi tối, nhìn từ phố Paul Bert (nay là đoạn phố Hàng Khay), thì góc phố này rất thiếu ánh sáng còn ban ngày thì cảnh sắc không được đẹp mắt. Để làm đẹp các góc của Hồ Gươm, Đốc lí đã đưa ra ý tưởng về một cuộc thi tuyển để xây dựng một quán trà hoặc cà phê với kiến trúc phù hợp khung cảnh nơi đây và có thêm du thuyền qua lại tô điểm cho công trình.
Ngắm nhìn những công trình kiến trúc Pháp cổ ở Hà Nội (P.2) - Ảnh 8
Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục ở phía Đông Bắc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, thuộc phường Lê Thái Tổ. Quảng trường này là đầu nối các phố Lê Thái Tổ, Hàng Đào, Hàng Gai, Đinh Tiên Hoàng, Cầu Gỗ, chỗ có dốc đi về mạn báo Hà Nội Mới (số 44 Lê Thái Tổ). ThờiPháp thuộc có tên là Place Négrier (“Quảng trường tướng Négrier”).

Thế Hiệp - Thành Long

Bạn đang đọc bài viết Ngắm nhìn những công trình kiến trúc Pháp cổ ở Hà Nội (P.2). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).

Tin mới