Thứ hai, 25/11/2024 06:45 (GMT+7)
Thứ tư, 28/02/2024 11:42 (GMT+7)

Nam Phi: Cứ 17 tiếng lại có một con tê giác bị săn trộm

Theo dõi KTMT trên

Bộ trưởng Lâm nghiệp, Thủy sản và Môi trường Nam Phi Barbara Creecy cho biết, năm 2023 đã có 499 con tê giác đã bị săn trộm trên khắp đất nước, tăng 11% so với năm 2022.

Phát biểu tại cuộc họp báo về số liệu thống kê săn trộm tê giác quốc gia năm 2023 tại thị trấn St Lucia thuộc tỉnh duyên hải KwaZulu-Natal, bà Creecy cho biết trong số tê giác bị săn trộm năm 2023, 406 con bị giết tại các khu vực thuộc tài sản nhà nước và 93 con tại các công viên/khu bảo tồn/trang trại thuộc sở hữu tư nhân.   

Công viên Hluhluwe-iMfolozi tại tỉnh KwaZulu-Natal báo cáo số vụ săn trộm cao nhất với 307 vụ. Tỉnh này ghi nhận 49 vụ bắt giữ và 13 khẩu súng bị thu giữ liên quan đến săn trộm tê giác.

Vườn Quốc gia Kruger ghi nhận mức giảm 37% so với năm 2022 với tổng số 78 con bị săn trộm vào năm 2023. Không có con tê giác nào bị săn trộm ở bất kỳ vườn quốc gia nào khác.

Đã có 36 vụ án được đưa ra xét xử và tuyên án trong đó có 35 vụ là có tội, một vụ là vô tội. Kết án 45 bị cáo 45 bị cáo săn trộm/buôn bán sừng tê giác với tỷ lệ kết án lên tới 97%. Cá biệt có một cựu kiểm lâm viên bị kết án 10 năm tù vì giết một con tê giác.

Nam Phi: Cứ 17 tiếng lại có một con tê giác bị săn trộm - Ảnh 1
Cứ 17 tiếng lại có một con tê giác bị săn trộm tại Châu Phi.

Tổ chức bảo tồn Save the Rhino International cho biết “Không có giải pháp nào trong một sớm một chiều, nhưng cứ 17 tiếng lại có một con tê giác bị săn trộm ở Nam Phi, chúng tôi không thể lãng phí thêm thời gian nữa".

Bộ Lâm nghiệp, Thủy sản và Môi trường Nam Phi trong năm tài chính 2023/24 đã bắt tay vào quá trình tham vấn để sửa đổi Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học tê giác đen và trắng (BMP) phù hợp với quy định của Đạo luật đa dạng sinh học quản lý môi trường quốc gia. 

Nam Phi trong nhiều năm đã chiến đấu với nạn săn trộm tê giác do nhu cầu vô độ đối với sừng tê giác ở châu Á, nơi sừng được sử dụng làm thuốc đông y.

Theo Bộ Môi trường, lâm nghiệp và thủy sản Nam Phi, thành công trong việc làm chậm tốc độ săn trộm tê giác trong một thập kỷ qua là nhờ việc hạn chế du lịch giữa các quốc gia trong thời gian phong tỏa do Covid-19.

Số liệu đến ngày 21/9/2023 của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), số lượng tê giác tại châu Phi trong năm 2022 đã tăng lên gần 23.300 cá thể, cao hơn 5,2% so với năm 2021.  

Tê giác đã bị tàn sát hàng thập kỷ vì nạn săn trộm do nhu cầu lớn nhất từ châu Á. Nguyên nhân là do từ xưa sừng tê giác được sử dụng trong y học cổ truyền vì được cho là có tác dụng chữa bệnh. Giá sừng tê giác tại “chợ đen” có thể lên tới 60.000 USD/kg, ngang bằng với vàng.

Nhật Hạ

Bạn đang đọc bài viết Nam Phi: Cứ 17 tiếng lại có một con tê giác bị săn trộm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.

Tin mới