Thứ năm, 03/04/2025 23:17 (GMT+7)
Thứ năm, 28/03/2019 11:46 (GMT+7)

Năm 2019 kiểm tra việc sử dụng đất tại Vinatex, Hapro, Satra

Theo dõi KTMT trên

Trong năm 2019, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tập trung kiểm tra việc quản lý sử dụng đất tại 3 tập đoàn, công ty lớn gồm: Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra).

Năm 2019 kiểm tra việc sử dụng đất tại Vinatex, Hapro, Satra - Ảnh 1

Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ kiểm tra việc quản lý sử dụng đất tại 3 doanh nghiệp lớn

Tại cuộc họp báo thường kỳ quý I chiều 27/3/2019, ông Lê Vũ Tuấn Anh, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường Bộ đã thông tin về kế hoạch thanh tra việc quản lý sử dụng đất tại 3 tập đoàn, công ty lớn. Vinatex, Hapro và Satra là 3 doanh nghiệp được nhà nước giao quản lý, sử dụng quỹ đất đai rộng lớn.

Theo thông tin công bố khi IPO hồi năm 2014, Vinatex quản lý, sở hữu tới gần 491.000 m2 đất, trong đó có 81,875m2 đất tại Hà Nội và 3,743m2 tại TPHCM, còn lại quỹ đất rải rác ở Đà Nẵng, Hải Phòng, Hưng Yên, Quảng Ngãi, Long An… Theo Vinatex, quỹ đất này cũng đảm bảo khả năng tăng vốn chủ sở hữu của Tập đoàn trong tương lai.

Được biết, thời điểm IPO năm 2014, Vinatex đã thu hút hai cổ đông chiến lược ngoài ngành là Tập đoàn Vingroup và Tập đoàn đầu tư Phát triển Việt Nam (V.I.D Group) mua lần lượt 10% (50 triệu cổ phần VGT) và 14% (70 triệu cổ phần VGT) vốn Vinatex. Hai cổ đông này đều có lợi thế về đầu tư vào bất động sản (Vingroup) và hạ tầng khu công nghiệp (VID) trên quy mô lớn, được cho là nhắm tới quyền phát triển quỹ đất của Vinatex sau cổ phần hoá.

Tuy nhiên sau 5 năm gắn bó, cổ đông lớn VNTEX (tên mới của V.I.D Group) đã bán một nửa số cổ phần VGT vào năm 2018 và đầu 2019 đã bán nốt 35 triệu cổ phần còn lại (giá trị giao dịch khoảng 385 tỷ đồng). Hiện, cơ cấu cổ đông Vinatex có sự thay đổi: Bộ Công thương sở hữu 53,5% cổ phần, ITOCHU Textile Prominent (ASIA) Limited nắm 13%, Vingroup nắm 10%…

Năm 2019 kiểm tra việc sử dụng đất tại Vinatex, Hapro, Satra - Ảnh 2
Vingroup sở hữu 10% cổ phần Vinatex- doanh nghiệp đang quản lý quỹ đất “màu mỡ” rộng lớn

Sau cổ phần hoá, Tổng công ty Hapro cũng quản lý, sở hữu quỹ đất rộng lớn tại 114 địa điểm, trong đó có 96 cơ sở nhà, đất tại Hà Nội.

Trong đó, có 32 địa điểm cơ sở nhà, đất Hapro ký hợp đồng thuê nhà đất với Nhà nước thì không tính giá trị tài sản trên đất và đất thuê vào giá trị doanh nghiệp, phần diện tích Hapro xây dựng thêm được xác định vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa.

Có 64 địa điểm có tài sản nhà là tài sản của doanh nghiệp, đất thuê của Nhà nước. Trong đó có dự án 11B Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm không tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, đã tính vào giá trị vốn góp của Hapro tại CTCP Khách sạn Tràng Thi (đang nắm giữ 30%). Hiện Hapro đang đứng tên thuê đất, có trách nhiệm phối hợp với CTCP Khách sạn Tràng Thi và Sở TNMT Hà Nội để hoàn tất thủ tục đất đai, đầu tư dự án khách sạn tại 11B Tràng Thi.

Năm 2018, Tập đoàn BRG đã mua 65% cổ phần Hapro, trở thành nhà đầu tư chiến lược của doanh nghiệp này, thông qua đó sẽ “đặt chân” vào các khu đất và dự án đất “vàng” của Hapro…

Năm 2019 kiểm tra việc sử dụng đất tại Vinatex, Hapro, Satra - Ảnh 3

Hapro đang nắm giữ 114 địa điểm là cơ sở nhà, đất tại Hà Nội và các tỉnh thành sau cổ phần hóa

Không chỉ thanh tra Vinatex, Hapro… trong năm 2019, Thanh tra Bộ sẽ trực tiếp thanh tra đất đai, môi trường, tài nguyên nước đối với các dự án có quy mô sử dụng đất lớn, các tổ chức sử dụng đất có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường tại 4 tỉnh Bắc Ninh, Cà Mau, Gia Lai và Kon Tum.

Bên cạnh đó, Tổng cục Quản lý đất đai cũng sẽ thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế theo đề án “Tăng cường xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai đến năm 2020” trên địa bàn 5 tỉnh, gồm: Hà Nam, Nghệ An, Bình Dương, Tây Ninh, Hải Dương.

Đồng thời, năm 2019 sẽ thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai đối với các dự án FDI và các dự án khác sử dụng nhiều diện tích đất, mặt nước ven biển nhưng chậm triển khai, hoạt động kém hiệu quả (theo Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 25/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ) trên địa bàn 2 tỉnh, gồm: Khánh Hòa và Bình Thuận.

Hải Nam

Bạn đang đọc bài viết Năm 2019 kiểm tra việc sử dụng đất tại Vinatex, Hapro, Satra. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỹ áp thuế đối ứng, nhóm ngành nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất?
Chính phủ Mỹ vừa công bố mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Quyết định này đã lập tức gây ra những phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng doanh nghiệp, khi nhiều ngành xuất khẩu chủ lực đối mặt với nguy cơ suy giảm doanh thu nghiêm trọng.
Kinh tế Hải Dương tăng trưởng tích cực trong quý 1
UBND tỉnh Hải Dương vừa tổ chức hội nghị (mở rộng) để xem xét tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quý I/2025, theo đó, trong 3 tháng đầu năm, một số ngành, lĩnh vực của Hải Dương đạt mức tăng trưởng rất tích cực.
TP.HCM: Tăng trưởng quý I cao nhất trong 5 năm qua
Tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM trong quý I năm 2025 đạt nhiều kết quả tích cực; tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I ước tăng trên 7,4% so với cùng kỳ. Và đây là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ kể từ năm 2020 đến nay.

Tin mới

Hải Phòng thu ngân sách cao kỷ lục
Ba tháng đầu năm, TP. Hải Phòng thu ngân sách đạt hơn 47.800 tỷ đồng, hơn 40% dự toán thu ngân sách cả năm nay. Đây là thông tin được công bố tại phiên họp thường kỳ trực tuyến tháng 3 của UBND Thành phố Hải Phòng diễn ra sáng nay (3/4).
Kinh tế Hải Dương tăng trưởng tích cực trong quý 1
UBND tỉnh Hải Dương vừa tổ chức hội nghị (mở rộng) để xem xét tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quý I/2025, theo đó, trong 3 tháng đầu năm, một số ngành, lĩnh vực của Hải Dương đạt mức tăng trưởng rất tích cực.