Thứ sáu, 04/07/2025 02:42 (GMT+7)
Thứ bảy, 05/03/2022 11:13 (GMT+7)

Một số địa phương có dấu hiệu quá tải thu gom rác nguy cơ lây nhiễm

Theo dõi KTMT trên

Đại diện Vụ quản lý chất thải, Tổng Cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) ngày 4/3 cho biết công tác thu gom rác thải ở một số địa phương đang có hiện tượng quá tải.

Với 87% số F0 (người bị COVID-19) cách ly, điều trị tại nhà, dẫn tới phát sinh lượng lớn rác thải y tế, rác thải sinh hoạt, ông Nguyễn Thành Lam, ngày 4/3, đại diện Vụ quản lý chất thải, Tổng Cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết công tác thu gom rác thải ở một số địa phương đang có hiện tượng quá tải.

Tại buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Xử lý rác thải của bệnh nhân F0 điều trị tại nhà" diễn ra trong ngày hôm nay, ông Nguyễn Thanh Hà, Phó Cục trưởng Cục quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) cũng nêu lên thực trạng với lượng lớn rác thải (y tế, sinh hoạt) phát sinh do tăng số F0 cách ly, điều trị tại nhà, một số nơi ở xa, xe rác không thể vào thu gom được đã khiến lượng rác này tồn đọng, không được xử lý đúng quy định.

Đơn cử như tại một số khu vực trên địa bàn thành phố Hà Nội, theo ông Nguyễn Hữu Chiến, Giám đốc Công ty Môi trường đô thị Hà Nội - chi nhánh Hoàn Kiếm (Urenco 2), việc số lượng F0 tăng nhanh trong thời gian gần đây đã gây nhiều khó khăn, áp lực trong việc thu gom rác thải; phần lớn hộ gia đình không bỏ rác vào túi riêng.

Cùng với đó, hiện nay, việc bỏ rác thải của F0 vào “túi màu vàng” vẫn còn hạn chế, nên công nhân khi đi thu gom rác không nhận biết được màu sắc túi riêng. Bên cạnh đó, còn tình trạng nhiều hộ gia đình đưa rác ra điểm thu gom rác không đúng giờ.

Trong khi đó, lực lượng thu gom rác, công nhân của Công ty Môi trường đô thị Hà Nội bị F0 nhiều, dẫn tới thiếu hụt lực lượng và áp lực tăng ca để phục vụ thu gom.

Hơn nữa, các ca F0 điều trị tại nhà nằm rải rác trong các ngõ ngách sâu, khu nhà cao tầng, dẫn tới phát sinh nhiều điểm thu rác hơn mọi ngày. Trong khi, việc bố trí nhân công, phương tiện thì tốn kém, phát sinh nhiều chi phí.

Một số địa phương có dấu hiệu quá tải thu gom rác nguy cơ lây nhiễm - Ảnh 1
Ảnh minh họa. (Nguồn: Hùng Võ/Vietnam+)

Trước thực trạng nêu trên, đại diện Vụ quản lý chất thải cho biết Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chuẩn bị các đề xuất cũng như phương án hỗ trợ chi phí cho bên (doanh nghiệp) xử lý rác thải. Trong đó, Bộ này sẽ hướng dẫn các tỉnh, thành phố bố trí nguồn lực cho các địa phương cùng với hoạt động truyền thông để nâng cao nhận thức cho cộng đồng về phân loại, thu gom, xử lý rác đúng quy định.

Ngoài ra, các địa phương cần sâu sát và bố trí điểm tập kết đối với rác thải có nguy cơ lây nhiễm, bởi nếu rác không được phun khử khuẩn, thu gom kịp thời sẽ rất lo ngại.

Về phía Bộ Y tế, ông Nguyễn Thanh Hà khuyến nghị các địa phương cần nhanh chóng, rà soát phương án thu gom, xử lý chất thải trên từng địa bàn.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đã thống nhất tất cả rác thải của các gia đình có F0 điều trị tại nhà cần phải buộc vào các túi nilon riêng. Sau đó phải được phun khử khuẩn và mang ra điểm tập kết để người thu gom, làm vệ sinh môi trường biết đó là rác thải có nguy cơ lây nhiễm bệnh. Tiếp đó, số rác này được vận chuyển, bàn giao đến các đơn vị xử lý rác thải có giải pháp xử lý an toàn, tránh nguy cơ phát tán mầm bệnh ra cộng đồng.

Để đảm bảo an toàn, các F1 cũng cần lau chùi nhà hàng ngày, khử khuẩn bằng chất tẩy rửa, cồn 70 độ, phân loại rõ rác thải lây nhiễm và sinh hoạt của F0; đeo khẩu trang thường xuyên. Khi cần tiếp xúc với F0 thì cần thực hiện đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn để tránh phơi nhiễm.

Các trường hợp F0 thì nên giảm thiểu tối đa nhất có thể lượng rác thải phát sinh.

Quan trọng nhất, để giúp người dân có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong việc thu gom rác thải của bệnh nhân F0 điều trị tại nhà, theo ông Hà thì các địa phương cần tăng cường truyền thông nhận thức cho người dân trong việc khai báo y tế, nhắc nhở, giám sát việc cách ly và hỗ trợ người dân trong việc thu gom rác tại nhà./.

Theo Vietnam+

Bạn đang đọc bài viết Một số địa phương có dấu hiệu quá tải thu gom rác nguy cơ lây nhiễm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0937 68 8419 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Cá chết bất thường dưới cống thủy điện Kẻ Gỗ
Sau khi mở nước phục vụ sản xuất hè thu, hàng loạt cá mè từ hồ Kẻ Gỗ bị phát hiện chết trôi dạt về hạ lưu, với dấu hiệu bị đứt đầu và đuôi. Nguyên nhân ban đầu được cho là do cá bị hút vào hệ thống tua bin thủy điện.
Thanh Hóa: Agri-Vina được đưa lợn vào nuôi tăng đàn
Sau khi thực hiện phương án khắc phục sự cố môi trường của Trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao kết hợp trồng rừng tại xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh, UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép Công ty CPĐT nông nghiệp Agri–Vina được đưa lợn vào nuôi tăng đàn.
Hà Tĩnh: Đốt rơm rạ sau mùa gặt – lợi bất cập hại
Sau mỗi vụ gặt, nhiều cánh đồng ở Hà Tĩnh lại chìm trong làn khói dày đặc do người dân đốt rơm rạ để "làm sạch" ruộng đồng. Dù là một tập quán lâu đời, nhưng việc này đang gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng sức khỏe người dân và chất lượng đất nông nghiệp.

Tin mới

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
Định hướng và mong muốn phát triển dài hạn tại Việt Nam, thương hiệu trà sữa CHAGEE giúp bà con nông dân xây dựng mô hình vùng nguyên liệu thí điểm là hành động cần thiết để góp phần thúc đẩy nông nghiệp bền vững, minh bạch và gắn kết với địa phương.
Bình Liêu và hành trình xanh hóa vùng biên cương
Bình Liêu đang từng bước khẳng định vị thế của mình, là điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững của tỉnh Quảng Ninh. Hành trình xanh hóa vùng biên cương được triển khai nhiều năm trở lại đây đã mang lại hiệu quả phát triển kinh tế bền vững.