Men gan cao: Những nguy hiểm rình rập, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Men gan cao là sự bất ổn của lá gan, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu những kiến thức về bệnh giúp mọi người có biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh.
Men gan cao là gì?
Trong tế bào gan tồn tại một loại enzym gọi là men gan. Thông thường, khi tế bào gan chết đi do lão hóa sẽ sản sinh vào máu một lượng men gan ở nồng độ dưới 40UI/L. Chỉ số men gan bình thường là AST: 20 – 40 UI/L, ALT: 20 – 40 UI/L, GGT: 20 – 40UI/L, phosphatas kiềm: 30 – 110 UI/L. Khi nồng độ men gan trong máu vượt quá các chỉ số này thì gọi là men gan cao.
Chỉ số men gao tăng cao khi các các tế bào gan bị tổn thương, bị hủy hoại làm các tế bào gan bị tổn thương, bị hủy hoại. Những nguyên nhân khiến gan bị tổn thường, từ đó dẫn đến men gan cao như uống nhiều rượu bia, nhiễm virus, sử dụng các loại thuốc có hại cho gan như thuốc hạ sốt, giảm đau, thuốc hạ mỡ máu. Lúc này nếu xét nghiệm sẽ phát hiện men gan cao.
Gan nhiễm mỡ, men gan cao cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả - Ảnh minh họa. |
Điều trị men gan cao như thế nào?
Khi phát hiện men gan tăng cao, người bệnh cần chú ý thực hiện các biện pháp để kiểm soát chỉ số men gan, ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn. Để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ không chỉ dựa vào chỉ số men gan trong máu tăng mà còn dựa vào nhiều yếu tố cũng như các xét nghiệm cận lâm sàng khác như siêu âm gan, siêu âm hệ thống dẫn mật, tụy tạng và xem xét một số bộ phận khác. Khi xác định được nguyên nhân, người bệnh cần tuân thủ mọi chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh nên quan tâm đặc biệt đến chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình.
Người bị men gan cao cần hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhanh. |
- Không uống rượu bia: Tránh xa đồ uống có cồn là việc đầu tiên người bệnh men gan cao cần làm. Thông thường, lượng cồn đưa vào cơ thể sẽ được gan đào thải ra ngoài. Tuy nhiên, khi men gan cao, gan đang trong tình trạng bị tổn thương, nếu tiếp tục phải làm việc quá sức, tình trạng bệnh sẽ thêm trầm trọng hơn. Đồng thời, lúc này chất cồn rất dễ phá hủy tế bào gan của bạn. Vì vậy, để giúp gan hồi phục nhanh hơn, người bệnh cần kiêng tất cả các loại đồ uống có cồn.
- Hạn chế tiêu thụ thức ăn nhanh: Hiện nay, thức ăn nhanh được rất nhiều người ưu chuộng bởi tính tiện dụng của nó. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ thức ăn nhanh thường xuyên sẽ gây nhiều nguy hại cho sức khỏe. Nguyên nhân là do thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản, chất phụ gia để làm tăng hương vị và bảo quản được lâu hơn. Các loại hóa chất tổng hợp này rất khó phân hủy để thải ra ngoài. Khi đó, chúng sẽ đọng lại ở gan và làm nhiễm độc gan.
- Tránh xa môi trường có chứa độc tố: Khói thuốc lá chứa rất nhiều độc tố không chỉ gây ra các bệnh về phổi mà chúng còn hấp thu vào máu rồi chuyển hóa ở gan, gây tổn thương gan. Các chất dung môi hòa tan có nhiều trong sơn tường rất dễ bay hơi trong không khí có thể hấp thụ vào cơ thể và gây độc hại cho lá gan. Do đó, cần tránh xa các độc tố này để bảo vệ sức khỏe và tăng hiệu quả điều trị men gan cao.
- Kiểm soát cân nặng: Một nghiên cứu của giáo sư Dennis Lee cho thấy, việc giảm từ 5 – 10% cân nặng sẽ giúp hạ thấp men gan và cải thiện được sức khỏe của toàn bộ cơ thể. Cách tốt nhất là hạn chế tiêu thụ thức ăn chứa nhiều chất béo như dầu, mỡ, đồng thời ăn nhiều rau quả tươi để giúp gan đào thải các chất độc tốt hơn.
- Luyện tập thể dục đều đặn: Tham gia hoạt động thể chất hằng ngày mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể, giúp kiểm soát cân nặng, lưu thông máu trong cơ thể, giảm mệt mỏi, hỗ trợ tích cực trong điều trị men gan cao và các bệnh về gan khác.
Ngoài ra, người bệnh men gan cao cần khám bệnh định kỳ để theo dõi chỉ số men gan trong máu và có biện pháp can thiệp kịp thời khi có sự chuyển biến xấu.
Đức Trọng