Bộ TN&MT cắt giảm nhiều thủ tục hành chính; Thủ đoạn lừa đảo phổ biến trên mạng lợi dụng dịch Covid-19; Bất hợp lý khi áp dụng giá sàn vé máy bay; Tri ân đội ngũ chống dịch bằng tranh vẽ..., là những tin chính trong Bản tin Kinh tế Môi trường cuối tuần.
Cách ly tại nhà là một trong những biện pháp phòng chống Covid-19. Các bước chăm sóc ca F0, F1 thế nào? Hãy cùng theo dõi hướng dẫn của bác sĩ Trương Hữu Khanh.
Sài Gòn tôi sẽ sớm mai sum vầy. Sẽ không có dây, phố thưa lại đầy. Sài Gòn tôi sẽ tái sinh rạng ngời. Sẽ như lúc xưa sẽ lại vui... lời ca khúc cứ thế đi vào lòng người, tự nhiên, lay động, động viên mạnh mẽ người dân TP. HCM trong thời khắc này.
Chỉ thị 17 của UBND TP. Hà Nội đã yêu cầu toàn thành phố thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, nhiều chiếc xe chạy hợp đồng vẫn ung dung chạy trên đường bất chấp mọi nỗ lực các cơ quan chức năng.
Bản tin Kinh tế Môi trường cuối tuần (26/7-1/8/2021) của Tạp chí Kinh tế Môi trường, tổng hợp những tin tức nổi bật trong tuần qua. Kính mời quý vị cùng theo dõi.
Luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch TAT Law Firm khẳng định hiện chưa có đủ cơ sở pháp lý để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất cho từng căn biệt thự tại dự án Vườn Vua Resort&Villas.
Thanh tra Chính phủ ra kết luận thanh tra một số dự án đất đai ở Hà Nội trong giai đoạn 2003-2016. Các sai phạm về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính từ đất liên quan các dự án chuyển mục đích sử dụng đất trong giai đoạn trên là gần 4.000 tỷ đồng.
Hiện nay, trên mạng xã hội, một số tổ chức cá nhân đang quảng cáo rầm rộ về các thực phẩm chức năng có khả năng diệt virus, phòng chống Corona. Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế có khuyến cáo về vấn đề này.
Viên nang Kovir có trong danh sách 12 loại thuốc cổ truyền hỗ trợ điều trị Covid được Bộ Y tế giới thiệu đã tăng mạnh từ 250.000 đồng tăng lên 1 triệu đồng/hộp.
Nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng như Wyndham Lynn Times Thanh Thủy, Vườn Vua Resort & Villas được quảng cáo rầm rộ trên mạng là sở hữu nguồn nước khoáng nóng. Nhưng các doanh nghiệp này đã có giấy phép khai thác chưa? Mời quý vị theo dõi phóng sự sau
Nhiều năm qua, sông Lô, đoạn chảy qua tỉnh Phú Thọ luôn trong tình trạng “bất ổn” bởi nạn khai thác cát. Đê nứt, hàng trăm ha đất bãi bị sạt lở, nhiều công trình có thể bị dòng nước cuốn trôi là hậu quả của nạn khai thác cát bừa bãi trên vựa cát sông Lô.
Siêu xe labo được trang bị hiện đại, đi được mọi địa hình, mỗi ngày có thể phục vụ công tác xét nghiệm Covid-19 cho 2.000 lượt người và cho kết quả trong 4 giờ.
Trong khi Nhà nước phải đầu tư hàng trăm tỉ để kè bờ chống sạt lở thì dọc các tuyến sông lớn trên địa bàn tỉnh Thái Bình, hàng trăm tàu thuyền, bãi tập kết cát trái phép ngang nhiên hoạt động, hút cát giữa thanh thiên bạch nhật khiến dòng sông "quặn đau".
Sau một thời gian tạm lắng, những tháng đầu năm 2021, tình trạng khai thác tài nguyên trái phép, nhất là đất san lấp và cát xây dựng lại tái diễn ở nhiều địa phương; thậm chí có những vụ việc thể hiện sự manh động, coi thường pháp luật của các đối tượng.